NGHIÊN CỨU BIẾN TÍNH ĐIATOMIT PHÚ YÊN LÀM VẬT LIỆU HẤP PHỤ LOẠI BỎ ION SẮT TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC

  • Trần Vĩnh Thiện

Tóm tắt

Điatomit được biến tính bằng mangan đioxit từ nguồn cung cấp mangan là mangan clorua kết hợp với natri hydroxit. Điatomit tự nhiên và biến tính được đặc trưng bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD), hiển vi điện tử quét (SEM) và kỹ thuật phân tích bề mặt riêng (BET). Cả hai loại điatomit đều ở dạng hình trụ tròn đường kính  2-3 µm, dài 10-17 µm. Thành phần hóa học được xác định bằng phổ hồng ngoại (FT-IR) và phổ năng lượng tia X (EDX). Diện tích bề mặt riêng của điatomit biến tính (157,667 m²/g) cao hơn điatomit tự nhiên (88,604 m2/g). Dung lượng hấp phụ ion sắt cũng được khảo sát. Mô hình đẳng nhiệt Langmuir được sử dụng để mô tả cân bằng hấp phụ. Dung lượng hấp phụ ion sắt cực đại của điatomit biến tính và điatomit tự nhiên lần lượt là 14,35 và 4,86 mg/g.

Từ khóa: Điatomit, biến tính, bề mặt riêng, hấp phụ, đẳng nhiệt.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-18
Chuyên mục
Bài viết