BIỂU TƯỢNG MỤC ĐỒNG TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM

  • Phan Nguyễn Quỳnh Anh

Tóm tắt

Từ xưa, mục đồng vốn là một biểu tượng gắn liền với làng quê Việt Nam, phổ biến đến nỗi khi nhắc đến là người ta mường tượng ngay một chú bé chăn trâu đang thổi sáo hay ngồi vắt vẻo trên mình trâu mà nhâm nhi vài ngọn cỏ. Thế nhưng biểu tượng này không chỉ dừng lại ở tầng nghĩa là hình ảnh tượng trưng cho sự yên bình của làng quê Việt Nam. Bài viết sẽ hệ thống lại các giá trị của biểu tượng này trong tâm thức người bình dân, qua đó lý giải thế giới quan, nhân sinh quan của cư dân nông nghiệp từ xa xưa đến những nỗ lực lưu giữ ở hiện tại. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mục đồng, thế nhưng nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa học theo một lý thuyết văn hóa cụ thể thì hầu như chưa có ai thực hiện. Với bài viết này, chúng tôi áp dụng cấu trúc phổ biến trong nghiên cứu văn hóa dân gian, gồm 4 thành phần: văn hóa nhận thức, văn hóa ứng xử, văn hóa tổ chức và văn hóa tái hiện. 1

Từ khóa: biểu tượng, văn hóa dân gian, lễ hội, mục đồng

 

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-04-06
Chuyên mục
Bài viết