Mẫu Liễu trong các tác phẩm thời kỳ đầu tiên của người Phương Tây

  • Chu Xuân Giáo

Tóm tắt

Qua khảo cứu nhiều văn bản Phương Tây từ khoảng giữa thế kỷ XVII đến khoảng giữa thế kỷ XIX dưới nhiều mã văn tự khác nhau, bài viết phác họa quá trình tiệm tiến đưa tới sự xuất hiện của thuật ngữ Bà chúa Liễu Hạnh ở Phương Tây thời kỳ đầu tiên. Một quá trình đã diễn ra trong khoảng hai trăm năm, bắt đầu với những ghi chép có liên quan trong chừng mực của giáo sĩ Đắc Lộ khoảng các thập niên 1620 - 1650, đến những ghi chép trực tiếp của nhóm giáo sĩ Thecla khoảng thập niên 1750 (hai tác phẩm trọng yếu là Opusculum de Sectis Apud Sinenses et Tunkinenses bằng Latinh và Tam giáo chư vọng bằng quốc ngữ), rồi đến bản dịch tác phẩm của nhóm Thecla từ Latinh ra Pháp văn xuất bản trên tạp chí du lịch Châu Á vào đầu thập niên 1820, và lần đầu tiên, ở thập niên 1840, mục từ Bà chúa Liễu Hạnh (nguyên văn là Ba-Chua-Lieu-Hạnh) đã chính thức xuất hiện trong một đại từ điển ở Phương Tây. Bài viết nhấn mạnh nội dung liên quan đến Bà chúa Liễu Hạnh trong ghi chép dạng viết tay từ thập niên 1750 của nhóm Thecla không phải đã bị quên lãng để mãi tới thế kỷ XX và XXI mới được phát hiện, mà nó đã được biết đến và được khai thác để công bố rộng rãi bằng sinh ngữ Châu Âu ngay từ thập niên 1820. Điều này, góp phần làm sáng rõ thêm về niên đại của các tác phẩm do nhóm Thecla thực hiện. Qua đó, bài viết góp phần khẳng định tính tiên phong, trên nhiều phương diện, của các ghi chép về Bà chúa Liễu Hạnh do người Phương Tây thực hiện từ nửa cuối thế kỷ XVIII.


Tác giả

Chu Xuân Giáo
Editor
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-11-25
Chuyên mục
TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC