Chữ Vạn (Swastika) - Biểu tượng trong Hindu giáo

  • Đặng Văn Thắng

Tóm tắt

: Swastika luôn được xem là một trong những biểu tượng thu hút nhiều sự tranh luận giữa các học giả. Miêu tả về biểu tượng này, Count Goblet D’Alviella nhận xét: “Hiếm có biểu tượng nào lại gây ra nhiều giải thích khác nhau như vậy”. Nguyên nhân của vấn đề này là sự phổ biến rộng khắp của nó ở các nền văn hóa trên thế giới. Biểu tượng quá đơn giản đến nỗi nó có thể đã được hình thành ở bất kỳ tộc người nguyên thủy nào và trong thời đại xa xưa nào. Nó được gọi là “manji” trong tiếng Nhật, “wan” trong tiếng Trung Quốc; “crux gammata” trong tiếng Hy Lạp; “hakenkreuz” trong tiếng Đức; “fylfot” trong tiếng Scandinavia, v.v... Đã có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của Swastika, quan điểm cho rằng biểu tượng này thuộc văn hóa Châu Âu tiền sử, chính người Aryan ở phương Tây đã mang nó đến Ấn Độ và từ đây lan rộng ra các khu vực khác. Tuy nhiên, từ những di chỉ khảo cổ tìm thấy được ở Mohenjo - Daro và Harappa, quan điểm khác khẳng định Ấn Độ mới là cái nôi của biểu tượng Swastika. Trong Hindu giáo, Swastika là biểu tượng quan trọng xếp thứ hai sau biểu tượng AUM. Trong bài này, chúng tôi giải mã tư tưởng triết lý sâu xa của biểu tượng Swastika trong văn hóa Hindu.

Tác giả

Đặng Văn Thắng
Editor
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-11-25
Chuyên mục
TÔN GIÁO Ở NƯỚC NGOÀI