Tính Phật trong lăng tẩm nữ quý tộc thời Nguyễn ở Nam Bộ

  • Phạm Đức Mạnh

Tóm tắt

Bài viết này giới thiệu kết quả khai quật và nghiên cứu những cổ mộ đặc trưng của nữ quý tộc thời Nguyễn của các nhà khảo cổ học thuộc Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, cộng tác với các bảo tàng ở Nam Bộ. Các di tích lăng mộ này chịu nhiều ảnh hưởng của Phật giáo trong trang trí kiến trúc và đồ tùy táng. Từ kết quả giám định hiện vật, các tác giả đi đến một số nhận thức rằng: Các ngôi mộ hợp chất Nam Bộ còn bảo tồn tốt và hiếm thấy ở Việt Nam; kỹ thuật ướp xác vào khoảng cuối thế kỷ XVII - thế kỷ XIX. Đặc biệt, sự tôn vinh phụ nữ thấy rất rõ qua tài liệu mộ táng nữ, ví dụ, việc quy hoạch khuôn viên nghĩa trang chôn song táng chung cả cha lẫn mẹ và việc thờ chung cả “Cha đã mất” nằm bên cạnh “Mẹ đã mất”, với kích cỡ, trang trí, đồ tùy táng phẩm gần như tương đương nhau, v.v.. Theo quan điểm của tác giả, hiện tượng này liên quan đến vị thế của người phụ nữ ở Nam Bộ trong gia đình và xã hội đương thời. Đó là đặc điểm “tôn vinh phụ nữ ở Nam Bộ” mà tài liệu mộ táng Miền Bắc không hề có và cũng là chưa từng thấy trong bối cảnh nhà nước quân chủ ngàn năm Khổng giáo. Có thể coi đây là một đặc trưng của hành vi tôn giáo “Thờ Mẹ” ở Nam Bộ”.

Tác giả

Phạm Đức Mạnh
Editor
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-11-25
Chuyên mục
TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC