Nữ Thần xứ Bắc gia nhập vào tôn giáo mới ở vùng đất Nam Bộ (Trường hợp Liễu Ngũ Nương trong thần điện Cao Đài)

  • Chu Xuân Giao

Tóm tắt

Hướng đến mục đích khơi mở một hướng nghiên cứu mới về tín ngưỡng Mẫu Liễu (Bà chúa Liễu Hạnh, Chúa Liễu) ở Việt Nam, bài viết này, từ điểm nhìn đương đại, thử luận giải về hình tượng Mẫu Liễu trong thần điện Cao Đài - một tôn giáo mới ra đời ở vùng đất Nam Bộ vào thập niên 1920. Khi gia nhập thần điện Cao Đài, Mẫu Liễu trở thành một trong 9 vị Nữ Phật (hay Tiên Nương) cùng ngự ở Diêu Trì Cung để theo hầu Phật Mẫu (tức Diêu Trì Kim Mẫu hay Cửu Thiên Huyền Nữ). Tục danh của bà là “Liễu” và ở hàng thứ năm trong Cửu vị Nữ Phật, nên được gọi là “Liễu Ngũ Nương” hoặc “Ngũ Nương Diêu Trì Cung”. Trong cách nhìn của tín đồ Cao Đài hiện nay, Bà vừa là Mẫu Liễu của “tín ngưỡng dân gian” lại vừa là Ngũ Nương của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, hay ở một cách diễn đạt khác, là từ “tín ngưỡng dân gian” bước vào điện thần của “tôn giáo mới”. Sự kiện “bước vào” hay “thâu nạp” này có ý nghĩa trên nhiều phương diện, đòi hỏi những khảo cứu chuyên sâu. Ở đây, là nghiên cứu mở đầu, bài viết này dừng ở mức khái quan, để tập trung vào việc nhận thức về vị trí của Mẫu Liễu trong điện thần Cao Đài tại Tây Ninh và tại các địa phương, trong đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung, trong cộ bông vía Mẹ (rằm tháng Tám). 

Tác giả

Chu Xuân Giao
Editor
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-01-21
Chuyên mục
TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC