Đạo Minh Sư trong đời sống xã hội Nam Bộ nửa cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20

  • Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo
  • Phong Nguyễn Thanh
Từ khóa: Nam Bộ; Đạo Minh Sư; Tiên Thiên đạo

Tóm tắt

Đạo Minh Sư là một tôn giáo được du nhập vào Việt Nam cuối thế kỷ 19, do trưởng lão Đông Sơ thuộc Tiên Thiên đạo từ Triều Nguyên Động (Quảng Đông) truyền vào Nam Bộ, sau đó lan rộng khắp cả nước. Từ nửa cuối thế kỷ 19 đến hết nửa đầu thế kỷ 20, đạo Minh Sư đã xây dựng hơn 100 ngôi chùa (thường gọi là Phật đường) khắp cả nước, thu nhận hàng vạn tín đồ cả người Hoa lẫn người Việt. Đến nay, trải qua hơn 150 năm đầy những biến động lịch sử, đạo Minh Sư còn lại hơn 50 ngôi chùa, phần lớn tập trung ở khu vực từ Huế trở vào Nam. Chùa Minh Sư lưu giữ khá nhiều di sản văn hóa, phong phú về các mặt kiến trúc, điêu khắc, hình tượng, biển ngạch, câu đối, văn bia, kinh điển, sách cơ bút, thơ ca,…. Không chỉ là cơ sở thờ phượng tu hành, chùa Minh Sư còn là địa chỉ hội tụ các chí sĩ yêu nước Việt Nam trong công cuộc phản kháng chế độ toàn trị của thực dân Pháp. Có thể nói, đạo Minh Sư đã có những ảnh hưởng và đóng góp vào quá trình phát triển xã hội Nam Bộ

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-09
Chuyên mục
TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC