Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu ở Nam Bộ

  • Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo
  • Chung Vũ Văn
Từ khóa: Dung hợp; Nam Bộ; Phật giáo; thờ Mẫu

Tóm tắt

Thờ Mẫu là tín ngưỡng phổ biến của người Việt. Ở mỗi vùng miền từ Bắc, Trung, Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu có những biến đổi cùng với sự giao thoa văn hóa, tôn giáo các dân tộc. Đối với văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ, sự xuất hiện các hình tượng các vị Thánh Mẫu, như: Bà Chúa Xứ núi Sam, Châu Đốc, An Giang; Bà Đen, Núi Cấm, Tây Ninh và Bà Thiên Hậu, Po Ina Nagar... là sự phản ánh quá trình giao thoa văn hóa Việt - Chăm - Hoa - Khmer. Bên cạnh đó, còn có sự hỗn dung các yếu tố Tam giáo như Nho - Phật - Đạo với loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu này. Trong phạm vi bài viết, tác giả chủ yếu tập trung phân tích và làm sáng tỏ sự dung hợp của Phật giáo với tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu - một dạng thức tiêu biểu trong tín ngưỡng thờ Mẫu của cư dân Nam Bộ. Qua đó, cho thấy những yếu tố Phật giáo kết hợp với tín ngưỡng thờ nữ thần của người Hoa và tục thờ Bồ Tát Quan Âm của người Việt, đặc biệt hình tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu và Bồ Tát Quan Âm Nam Hải đều là những vị nữ thần biển được tôn thờ trong đời sống văn hóa tâm linh của cư dân sông nước.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-18
Chuyên mục
TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC