Hệ tư tưởng quốc gia Indonesia từ góc nhìn tôn giáo

  • Hoàng Thị Mỹ Nhị

Abstract

Giá trị tôn giáo và văn hóa được xem là nền tảng cơ
bản hình thành hệ tư tưởng quốc gia của Indonesia. Trong bối
cảnh toàn cầu hóa, xuất phát từ tôn giáo hay ý thức hệ tôn giáo
tác động lên ý thức hệ quốc gia làm xuất hiện những nguy cơ
xung đột mới trong lòng xã hội Indonesia. Bên cạnh đó, nhà
nước củng cố và phát triển hệ tư tưởng quốc gia nhằm tạo nên
những niềm tin chính trị vững chắc. Từ lý thuyết tiếp cận thần
học, chính trị và văn hóa, bài viết làm rõ đặc điểm khoan dung
và hài hòa tôn giáo ảnh hưởng đến hệ tư tưởng. Thông qua các
dữ liệu thứ cấp, tiếp cận vấn đề trên cơ sở khái niệm về hệ tư
tưởng, ý thức hệ tôn giáo, bài viết chỉ ra những mối liên hệ giữa
chúng. Từ góc nhìn lịch sử phát triển và ảnh hưởng của Hindu
giáo, Phật giáo và Islam giáo, bài báo xem xét khái niệm, quan
điểm và ý kiến khác nhau qua các chính phủ với tư cách là chủ
thể chính trị xây dựng hệ tư tưởng cũng như các vấn đề cốt lõi
của tôn giáo và văn hóa. Bài báo cũng làm rõ ý thức hệ tôn giáo
đóng vai trò như thế nào trong hệ tư tưởng quốc gia, từ đó chỉ
ra các đặc tính của hệ tư tưởng, những thách thức từ việc áp
dụng hệ tư tưởng trong việc xây dựng quốc gia dân tộc hiện nay.

điểm /   đánh giá
Published
2023-10-28
Section
Articles