Công giáo trong vùng dân tộc thiểu số ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ

  • Nguyễn Phú Lợi

Abstract

Khu vực miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở
các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, thường được biết đến với
tên gọi Trường Sơn, gồm 7 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Đây là nơi sinh sống lâu đời của 13 dân tộc (tộc người) tại
chỗ, bao gồm người Co (Cor, Cùa), (98,87% dân số cư trú tại
địa bàn); Raglay (98,48% dân số cư trú trên địa bàn), Hrê
(96,45%), Chăm (78,78%), Cơ Tu (75,02%), Gié Triêng
(nhóm Ve), (37,14%), Xơ Đăng (nhóm Ca Dong), (31,77%),
Cơ Ho (10,67%), Ba Na (8,20%), Ê Đê (7,47%), Mnông
(4,08%), Chơ Ro (Châu ro), Chu Ru. Công giáo đã du nhập
vào các cộng đồng tộc người trong khu vực từ giữa thế kỷ XX,
song cho đến nay hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào
đề cập tới. Có chăng, Công giáo trong vùng dân tộc thiểu số
ở đây chỉ được nhắc tới gắn với Tây Nguyên, được gọi chung
là khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên. Để bổ khuyết cho sự
thiếu vắng đó, bài viết này trình bày về quá trình du nhập,
phát triển và đời sống sinh hoạt tôn giáo của Công giáo trong
vùng dân tộc thiểu số khu vực các tỉnh duyên hải Nam Trung
Bộ - Trường Sơn.

điểm /   đánh giá
Published
2023-11-05
Section
Articles