Tạp chí Nghiên cứu Tôn Giáo https://vjol.info.vn/index.php/rsr <p><strong>Tạp chí của Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam</strong></p> vi-VN nctongiao@yahoo.com.vn (Nguyễn Bình) lehoa70@vista.gov.vn (ThS Lê Thị Hoa) Thu, 09 Nov 2023 10:01:14 +0700 OJS 3.1.2.4 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 Hậu thế tục: Cuộc tranh luận và các chủ đề liên quan https://vjol.info.vn/index.php/rsr/article/view/86251 <p>Hậu thế tục là một vấn đề mới trong nghiên cứu tôn<br>giáo những năm gần đây. Bài viết trình bày ba điểm chính về<br>vấn đề này. Trước hết, là tranh luận giữa những người phê bình<br>và những người ủng hộ việc sử dụng thuật ngữ này. Tiếp đến,<br>mối tương quan giữa thế tục và hậu thế tục cần được làm rõ<br>hơn. Và cuối cùng, để hiểu hơn vấn đề phức tạp này cần làm rõ<br>những chủ đề có liên quan khi đề cập đến khái niệm hậu thế tục.</p> Nguyễn Xuân Nghĩa Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/rsr/article/view/86251 Thu, 09 Nov 2023 09:46:03 +0700 Hoạt động chính trị của nhóm trí thức Công giáo cấp tiến tại Miền Nam trước năm 1975 https://vjol.info.vn/index.php/rsr/article/view/86250 <p>Bài viết này nhằm mục đích khảo cứu lại những hoạt<br>động chính trị của một nhóm trí thức Công giáo được dư luận<br>thời sự của miền Nam Việt Nam khi đó gọi với cái tên khác nhau<br>như: “cấp tiến”, “khuynh tả”, “thân Cộng”, “ngụy hòa”… Nhìn<br>chung, cách gọi tùy thuộc vào sự thiện cảm của người gọi với<br>nhóm. Dù danh xưng thế nào thì hoạt động của những người này<br>cũng đã tạo ra những tác động tới Giáo hội và chính quyền Cộng<br>hòa miền Nam. Khuynh hướng mà những người Công giáo này<br>theo đuổi là tìm kiếm một giải pháp hòa bình, tiến tới chấm dứt<br>chiến tranh ở Việt Nam. Điểm đáng lưu ý là xu hướng chính trị<br>của nhóm này không phải xuất phát từ những lập trường của các<br>đảng phái chính trị miền Nam lúc đó, mà dựa theo tinh thần canh<br>tân đổi mới của Công đồng Vatican II. Dù là thiểu số trong lòng<br>Giáo hội, nhưng rõ ràng hoạt động đó đã mở ra những tiền đề<br>cho việc Giáo hội Công giáo Việt Nam canh tân, hòa giải, đồng<br>hành cùng dân tộc sau sự kiện 30/4/1975. Từ các nguồn tài liệu<br>lưu trữ, tài liệu hồi ký và bằng cách tiếp cận Sử học tôn giáo, bài<br>viết sẽ cho người đọc thấy những chi tiết thú vị về động cơ cũng<br>như những trở ngại từ nhiều phía khi nhóm Công giáo cấp tiến<br>này tham gia hoạt động sau cuộc đảo chính năm 1963 và đặc biệt<br>là giai đoạn Đệ nhị Cộng hòa 1967-1975.</p> Ngô Quốc Đông Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/rsr/article/view/86250 Thu, 09 Nov 2023 09:47:07 +0700 Những đặc trưng cơ bản của đạo Bà La Môn trong cộng đồng người Chăm ở Việt Nam https://vjol.info.vn/index.php/rsr/article/view/86253 <p>Bàlamôn là tôn giáo lớn hình thành từ Ấn Độ, trong<br>tiến trình lịch sử, tôn giáo này đã sớm du nhập vào vương quốc<br>Champa cổ từ những năm đầu Công nguyên. Tuy nhiên đạo<br>Bàlamôn sau khi du nhập vào Champa đã được bản địa hóa, trở<br>thành một kiểu tôn giáo dân tộc hoàn toàn độc lập và khác xa<br>với nguyên bản. Ngày nay, tính chất bản địa hóa này thể hiện rõ<br>nét trong đời sống, thực hành tín ngưỡng và tôn giáo của đồng<br>bào Chăm – Những hậu duệ của người Champa xưa. Do vậy,<br>các yếu tố Bàlamôn trong cộng đồng Chăm cũng mang những<br>đặc trưng cơ bản với nhiều nét đặc thù không có ở bất cứ cộng<br>đồng nào. Những đặc trưng này được thể hiện rất rõ trong hệ<br>thống niềm tin, triết lý tôn giáo, trong các nghi lễ thực hành, các<br>chuẩn mực quy định trong đời sống, đạo đức…của cộng đồng<br>này. Bài viết này sẽ làm rõ nhiều khía cạnh đặc trưng của đạo<br>Bàlamôn trong thực hành văn hóa tâm linh của người Chăm<br>hiện nay.</p> Vũ Thị Thu Hà, Đổng Thành Danh Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/rsr/article/view/86253 Thu, 09 Nov 2023 09:50:10 +0700 Gửi tro cốt vào chùa: Sự thay đổi trong quan niệm mai táng của Phật tử ở Hà Nội hiện nay https://vjol.info.vn/index.php/rsr/article/view/86254 <p>Theo truyền thống, người Hà Nội nói riêng và người<br>dân khu vực Đồng bằng Bắc Bộ nói chung sẽ chọn hình thức<br>mai táng người mất theo phương thức chôn hai lần. Lần đầu là<br>chôn tạm (còn gọi là hung táng), sau thời gian từ ba đến năm<br>năm, các gia đình tiến hành cải táng, “tắm” xương cốt người<br>mất qua nước thơm rồi cho vào một cái tiểu chôn cất vĩnh viễn.<br>Tuy vậy, những năm gần đây, hình thức mai táng này đã có<br>những thay đổi nhất định khi tỷ lệ người dân lựa chọn hình thức<br>hỏa táng ngày càng tăng. Việc lựa chọn hình thức hỏa táng đã<br>cho thấy sự thay đổi trong quan niệm mai táng truyền thống của<br>người Hà Nội hiện nay. Bởi khi lựa chọn hình thức hỏa táng,<br>người mất sẽ chỉ phải chôn một lần. Thậm chí, tro cốt người mất<br>sẽ có thêm lựa chọn trong việc tìm kiếm “nơi an nghỉ cuối<br>cùng”. Bài viết này thông qua phỏng vấn sâu các Phật tử tại<br>một số ngôi chùa ở Hà Nội nhằm tìm hiểu nhận thức của họ về<br>việc gửi tro cốt vào chùa, từ đó, thấy được sự thay đổi trong<br>quan niệm mai táng của Phật tử ở Hà Nội hiện nay.</p> Nguyễn Thị Trang, Phạm Quang Tùng, Nguyễn Văn Quý Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/rsr/article/view/86254 Thu, 09 Nov 2023 09:50:33 +0700 Định vị tọa độ văn hóa, tôn giáo của Phủ Bóng trong vùng văn hóa dân gian Phủ Giầy https://vjol.info.vn/index.php/rsr/article/view/86257 <p>Trong tương quan với hai địa danh phủ Tiên Hương và<br>phủ Vân Cát (trong quần thể khu đền phủ thờ Mẫu Liễu Hạnh ở<br>Nam Định), Phủ Bóng không thuộc quê cha (thôn Tiên Hương)<br>hay quê mẹ (thôn Vân Cát) của nữ thần Liễu Hạnh. Vì thế không<br>ít người, thậm chí các thanh đồng, đạo quan đánh giá thấp vai<br>trò của nó. Bài viết sẽ tập trung lý giải về các lớp tôn giáo dân<br>gian của Phủ Bóng, lịch sử phát triển của nó và chỉ rõ vai trò<br>của nó trong hành trình sáng tạo thần linh trong tôn giáo dân<br>gian của người Việt.</p> Nguyễn Ngọc Mai Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/rsr/article/view/86257 Thu, 09 Nov 2023 09:57:40 +0700 Tín ngưỡng thờ 108 vị Chiêu Ứng Anh Liệt của người Hoa Hải Nam ở Việt Nam https://vjol.info.vn/index.php/rsr/article/view/86258 <p>Xuất phát từ những nguyên nhân kinh tế và biến động chính trị mà người Hoa đã di cư đến Việt Nam dưới nhiều hình thức, từ lẻ tẻ, tự&nbsp; phát đến ồ ạt, quy mô. Trong suốt quá trình định cư ở Việt Nam, ngoài những tín ngưỡng truyền thống được người Hoa mang theo từ quê hương bản quán thì trong đời sống của họ còn nảy sinh một số tín ngưỡng mới, tiêu biểu là tín ngưỡng thờ 108 vị Chiêu Ứng Anh Liệt của người Hoa Hải Nam. Từ góc nhìn Tôn giáo học, bài viết trình bày sự hình thành, phát triển; những đặc đểm nổi bật và những giá trị của tín ngưỡng này đối với người Hoa và người Việt hiện nay.</p> Mai Thuỳ Anh Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/rsr/article/view/86258 Thu, 09 Nov 2023 09:59:28 +0700 Vai trò và vị trí của thầy tào người Nùng Phàn Slình ở thôn Sơn Hồng, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn https://vjol.info.vn/index.php/rsr/article/view/86260 <p>Bài viết là kết quả từ nghiên cứu điền dã tại thôn Sơn<br>Hồng trong tháng Một và tháng Hai năm 2021. Qua tổng quan<br>tài liệu, tôi nhận thấy những công trình đã công bố về tín<br>ngưỡng tào ở Việt Nam và Trung Quốc hầu như mới chỉ đề cập<br>đến khía cạnh tín ngưỡng, trong khi đời sống của thầy tào vẫn<br>chưa được các nhà nghiên cứu tìm hiểu. Dựa trên những phát<br>hiện trong quá trình nghiên cứu điền dã, bài viết đi sâu phân<br>tích đời sống kinh tế và vị thế xã hội của thầy tào ở thôn Sơn<br>Hồng, qua đó góp thêm một góc nhìn về thầy tào - những người<br>được cho là trí thức dân gian, có vai trò quan trọng trong đời<br>sống tinh thần của người Nùng Phàn Slình từ truyền thống tới<br>hiện tại.</p> Lý Viết Trường Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/rsr/article/view/86260 Thu, 09 Nov 2023 10:00:12 +0700