BÀI THƠ CÁO TẬT THỊ CHÚNG CỦA THIỀN SƯ MÃN GIÁC TỪ GÓC NHÌN KÍ HIỆU HỌC CẤU TRÚC

  • Nguyễn Minh Nhật Nam
Từ khóa: cấu trúc luận; kí hiệu học; thiền sư Mãn Giác; thơ thiền; Cáo tật thị chúng

Tóm tắt

Bài viết phân tích bài thơ Cáo tật thị chúng của thiền sư Mãn Giác bằng phương pháp nghiên cứu của kí hiệu học cấu trúc. Bài thơ là một tổ chức kí hiệu phức tạp, là sự giao cắt và thống nhất giữa ngôn ngữ thi ca và ngôn ngữ thiền học, truyền tải những triết lí của Phật giáo Thiền tông: lẽ vô thường của thế giới hiện tượng và sự thường hằng của “chân như”. Bên cạnh đó, bài viết còn đề xuất một cách tiếp cận khác với cách tiếp cận của một số nhà nghiên cứu văn học Việt Nam khi họ phân tích ý nghĩa bài thơ này, đó là tiếp cận tập trung vào phương diện nội tại của văn bản thơ. Từ quan điểm của cách tiếp cận ấy, chúng tôi phân tích và chỉ ra nguyên tắc cấu trúc bề sâu của bài thơ Cáo tật thị chúng là sự chuyển dịch từ tính chất “động” sang “tĩnh” của thế giới nghệ thuật. Chính cơ chế này của bài thơ đã phiên dịch và mã hóa những “thiền ý” trở thành ngôn ngữ thi ca.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-12-11