KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ BẮT GỐC TỰ DO CỦA LÁ SUNG (FICUS GLOMERATA), LÁ DỨA (PANDANUS AMARYLLIFOLIA), VÀ LÁ SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS)

  • Võ Thanh Sang
  • Lê Văn Minh
  • Ngô Đại Hùng
Từ khóa: alpha-amylase; lá sa kê; đái tháo đường; DPPH; dược liệu

Tóm tắt

Nhiều cây thuốc nam đã được biết đến và sử dụng từ xưa đến nay như là bài thuốc dân gian trong điều trị bệnh đái tháo đường. Trong nghiên cứu này, hoạt tính kháng đái tháo đường và bắt gốc tự do của cao chiết ethanol lá sung (Ficus glomerata), lá dứa (Pandanus amaryllifolia), và lá sa kê (Artocarpus altilis) được khảo sát. Hoạt tính ức chế enzym alpha-amylase được khảo sát bằng phương pháp dinitrosalicylic axit. Mức độ hấp thu glucose được thực hiện trên mô hình tế bào gan LO-2. Hoạt tính bắt gốc tự do được thực hiện thông qua phương pháp DPPH. Hoạt tính gây độc tế bào của cao chiết được khảo sát bằng phương pháp MTT. Kết quả khảo sát đã chứng minh rằng cao chiết ethanol lá sung, lá dứa, và lá sa kê đều có thể ức chế hoạt động của enzym thủy phân tinh bột alpha-amylase với các giá trị IC50 lần lượt là 285, 159, và 135 μg/ml. Thêm vào đó, các dược liệu này còn làm tăng mức độ hấp thu glucose vào trong tế bào gan LO-2 từ 115% (lá sung) đến 143% (lá dứa và lá sa kê) tại nồng độ xử lí 100 μg/ml. Ngoài ra, hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của cao chiết ethanol lá sung, lá dứa, và lá sa kê còn thể hiện ở các giá trị IC50 lần lượt là 198, 221, và 134 μg/ml. Đặc biệt, các dược liệu không gây độc đáng kể trên dòng tế bào gan LO-2 tại nồng độ 100 μg/ml. Kết quả thí nghiệm đã cho thấy rằng, lá sa kê thể hiện hoạt tính tốt nhất so với hai dược liệu còn lại. Điều đó mang lại tiềm năng ứng dụng của lá sa kê trong phòng và hỗ trợ điều trị đái tháo đường

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-02-09