MỘT SỐ HƯỚNG VẬN DỤNG LÍ THUYẾT ĐỘC GIẢ-PHẢN HỒI VÀO DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 2018

  • Nguyễn Minh Nhật Nam
  • Châu Huệ Mai
  • Trần Phát Đạt
  • Nguyễn Thị Ngọc Thuý
Từ khóa: Louise Rosenblatt; lí thuyết độc giả-phản hồi; Stanley Fish; dạy học đọc hiểu; Chương trình Ngữ văn 2018 của Việt Nam

Tóm tắt

Lí thuyết tiếp nhận là một trong những cơ sở xây dựng định hướng Chương trình Ngữ văn (CTNV) 2018 của Việt Nam về dạy đọc hiểu văn bản văn học; do đó, lí thuyết này cần được vận dụng vào thực tiễn dạy học đọc hiểu văn bản văn học ở trường phổ thông một cách đúng đắn. Độc giả-phản hồi (ĐG-PH), một nhánh của lí thuyết tiếp nhận, cho đến nay đã được vận dụng sâu rộng vào việc dạy học đọc hiểu ở trường phổ thông của nhiều nước trên thế giới. Bài viết nghiên cứu các nguyên tắc và biện pháp vận dụng lí thuyết ĐG-PH vào việc khai thác và phát huy phản hồi văn học của học sinh (HS) trong giờ học đọc hiểu văn bản văn học theo CTNV 2018. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phân tích và tổng hợp lí thuyết, nhằm làm rõ nội hàm khái niệm “sự tương tạo thẩm mĩ” (Louise Rosenblatt) và “cộng đồng diễn giải” (Stanley Fish) trong lí thuyết ĐG-PH, phân tích định hướng của CTNV 2018 về dạy học đọc hiểu văn bản văn học, tổng hợp các cơ sở lí luận để đề xuất các nguyên tắc và biện pháp dạy học cụ thể cho giáo viên (GV) phổ thông.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-16