HÌNH TƯỢNG “NHÂN VẬT NỮ NỔI LOẠN” TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH (THỜI KÌ TỰ LỰC VĂN ĐOÀN)

  • Nguyễn Thị Hoàng Mai
Từ khóa: bình đẳng giới; Nhất Linh; nhân vật nữ nổi loạn; Tự lực văn đoàn; vấn đề phụ nữ

Tóm tắt

“Nhân vật nữ nổi loạn” là kiến tạo mới của Nhất Linh, phát triển hình tượng nhân vật nữ Việt Nam trong hệ quy chiếu với văn học truyền thống, cho thấy sự nhạy bén của nhà cách tân trước những đổi mới của đời sống văn hóa xã hội tiền bán thế kỉ XX – vấn đề phụ nữ. Bằng phương pháp nghiên cứu văn học sử và phương pháp nghiên cứu hệ thống, bài viết này trình bày “vấn đề phụ nữ” với kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong Tự lực văn đoàn và trong tiểu thuyết của Nhất Linh để cho thấy Nhất Linh công tâm nhìn nhận lại vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, bước đầu đặt nền móng cho những chặng đường xác lập bình đẳng giới và tiến tới nữ quyền trong văn học Việt Nam sau này. Đây là sự vận động mạnh mẽ và tiến bộ trong quan điểm thẩm mĩ cũng như tư duy, nhận thức của nhà văn, ghi lại một dấu ấn quan trọng trong tiến trình văn học nước nhà.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-01-11