HAEMATOCOCCUS PLUVIALIS TRONG HỆ THỐNG TWIN–LAYER POROUS SUBSTRATE PHOTOBIOREACTOR PHƯƠNG NGHIÊNG: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUỒN CARBON KHÁC NHAU ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TÍCH LUỸ ASTAXANTHIN

  • Nguyễn Hồng Ngọc Bảo
  • Đỗ Thành Trí
  • Nguyễn Thành Công
  • Ong Bỉnh Nguyên
  • Trần Hoàng Dũng
Từ khóa: Astaxanthin; carbon source; Haematococcus pluvialis; porous substrate; twin-layer, photobioreactor

Tóm tắt

Vi tảo được biết đến là một nguồn quan trọng sản xuất các hợp chất hữu cơ, ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc nuôi cấy vi tảo chủ yếu sử dụng mô hình nuôi huyền phù, tiêu thụ nhiều nước và năng lượng, việc thu hoạch đòi hỏi nhiều chi phí và công lao động. Mô hình nuôi cấy tảo trên hệ thống Twin–layer photobioreactor có thể khắc phục những nhược điểm trên. Trong nghiên cứu này, hệ thống TL-PSBR nghiêng được sử dụng để nuôi cấy vi tảo Haematococcus pluvialis và thử nghiệm bổ sung nguồn carbon từ muối NaHCO3 hoặc muối CH3COONa ở các nồng độ khác nhau. Kết quả thử nghiệm cho thấy muối CH3COONa nồng độ 35 mM bổ sung vào môi trường nuôi cấy vi tảo H. pluvialis cho hiệu quả cao. Lượng sinh khối khô thu được trên hệ thống đạt 94,78 g m-2, lượng astaxanthin tích lũy đạt 1275,03 mg m-2 chỉ sau 10 ngày nuôi. Các kết quả này cao hơn rất nhiều so với khi chỉ sử dụng khí CO2 (SKK tăng 1,91 lần; lượng astaxanthin gấp 3,32 lần, tỉ lệ astaxanthin tích lũy trong sinh khối hơn 1,75 lần). Kết quả đưa đến khả năng sử dụng CH3COONa vào nuôi cấy vi tảo trên hệ thống TL-PSBR nghiêng, sản xuất astaxanthin

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-04-24