TỤC NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT NGƯỜI CON GÁI VIÊN ĐẠI ÚY (A. S. PUSHKIN) QUA BẢN DỊCH CỦA CAO XUÂN HẠO

  • Vũ Thường Linh
Từ khóa: tính tương đương; ngữ cảnh; thành ngữ; tục ngữ; văn phong; bản dịch

Tóm tắt

Bài viết đề cập vấn đề chuyển dịch văn xuôi của A. S. Pushkin sang tiếng Việt; trong đó đặc biệt chú ý đến những câu tục ngữ Nga _ một thể loại của văn học dân gian _ được lồng ghép một cách tự nhiên trong phát ngôn của các nhân vật ở tiểu thuyết Người con gái viên đại úy như một phương tiện soi tỏ tính cách của quý tộc Nga, lòng trung thành của họ đối với nghĩa vụ, tấm lòng khoan dung, tinh thần hào hiệp, cũng như thể hiện nét độc đáo của ngôn ngữ nhân vật. Tục ngữ còn đảm nhận vai trò là những lời đề từ, thể hiện chủ đề, tư tưởng của thiên tiểu thuyết. Nhằm truyền đạt được tính hình tượng và ý nghĩa sâu xa của các câu tục ngữ Nga, dịch giả đã vận dụng nhiều phương thức trong quá trình chuyển ngữ: lựa chọn trong tiếng Việt những đơn vị tương đương, xây dựng các cấu trúc mang hình tượng của tục ngữ, dịch mô phỏng, dịch thoát ý. Cách thức chuyển ngữ như vậy giúp người đọc nhận diện được tục ngữ trong văn bản gốc, đồng thời đảm bảo được tính chính xác của bản dịch.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-04-24