SO SÁNH KẾT CẤU SO SÁNH NGANG BẰNG TRONG TIẾNG TRUNG QUỐC VÀ TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ LOẠI HÌNH HỌC NGÔN NGỮ

  • Lưu Hớn Vũ
Từ khóa: so sánh; kết cấu so sánh ngang bằng; tiếng Trung Quốc; tiếng Việt; loại hình học ngôn ngữ

Tóm tắt

Kết cấu so sánh ngang bằng biểu thị sự giống nhau về mức độ, số lượng hoặc tính chất giữa hai đối tượng được so sánh. Kết quả phân tích từ góc độ loại hình học ngôn ngữ cho thấy, kết cấu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc là loại kết cấu “có đánh dấu thành tố chuẩn và đánh dấu mức độ”, còn trong tiếng Việt là loại kết cấu “chỉ có đánh dấu thành tố chuẩn”. Trật tự từ của kết cấu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc không giống hoàn toàn với các đặc điểm chung của các ngôn ngữ trên thế giới, còn trong tiếng Việt thì hoàn toàn giống với các đặc điểm chung này. Kết cấu so sánh ngang bằng giữa tiếng Trung Quốc và tiếng Việt có hai điểm khác biệt: (1) Tiếng Trung Quốc có đánh dấu mức độ, còn tiếng Việt thì không; (2) Thông số so sánh trong tiếng Trung Quốc đặt sau cụm “đánh dấu thành tố chuẩn + thành tố chuẩn”, còn trong tiếng Việt thì đặt trước cụm “đánh dấu thành tố chuẩn + thành tố chuẩn”.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-08-19