KHU HỆ VI TẢO BÁM TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  • Trần Thị Hoàng Yến
  • Trần Trung Kiên
  • Vũ Thị Tuyết Nhung
  • Trần Thành Thái
  • Nguyễn Thị Mỹ Yến
  • Phạm Thanh Lưu
Từ khóa: mật độ và sinh khối tế bào; rừng ngập mặn Cần Giờ; tương quan chính tắc (CCA)

Tóm tắt

Nghiên cứu này khảo sát sự thay đổi của quần xã vi tảo bám và các yếu tố môi trường theo không gian và thời gian ở khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Mẫu tảo bám và nước mặt được thu thập ở 14 vị trí trong 2 mùa (mùa mưa tháng 10/2020 và mùa khô tháng 1/2021). Tổng số 151 loài tảo bám được ghi nhận, trong đó tảo silic chiếm ưu thế trên 86% về thành phần loài. Mật độ tế bào tảo bám dao động từ 7,38×104–9,79×104 (tế bào/cm2). Kết quả phân tích các thông số hoá lí cho thấy độ đục, độ mặn, TSS và nitrit khác biệt giữa mùa mưa và mùa khô. Phân tích tương quan chính tắc (CCA) cho thấy khu hệ tảo bám ở rừng ngập mặn Cần Giờ bị chi phối bởi TSS, độ đục, độ mặn, và các hợp chất dinh dưỡng của nitơ như NH4+ và NO2-. Nghiên cứu này góp phần cung cấp thông tin về khu hệ vi tảo bám trong mối liên hệ với các yếu tố môi trường sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-11-27