MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ SỰ GẮN KẾT CÔNG VIỆC

  • Đỗ Tất Thiên
  • Phạm Thái Tiểu Mi
Từ khóa: người lao động; lí luận; sự gắn kết công việc

Tóm tắt

Bài viết tổng hợp ba hướng tiếp cận khi nghiên cứu về gắn kết công việc (GKCV) trong các nghiên cứu trên thế giới gồm: (1) GKCV là một trạng thái; (2) GKCV là một hành vi; và (3) GKCV là cấu trúc của các đặc điểm riêng biệt. Dựa trên cách tiếp cận tối ưu nhất – xem GKCV như một trạng thái tâm lí, bài viết xác lập khái niệm GKCV là “trạng thái tích cực, cảm nhận hoàn thành trong công việc của người lao động khi tham gia vào hoạt động nghề nghiệp và xác lập mối quan hệ nghề nghiệp trong môi trường làm việc của họ, được đặc trưng bởi sức mạnh dành cho công việc, sự cống hiến và sự say mê công việc”. Bài viết cũng nêu rõ ba mặt biểu hiện của GKCV là: (1) sự say mê; (2) sự cống hiến; và (3) sức mạnh dành cho công việc. GKCV có bốn đặc điểm cơ bản: GKCV chỉ trạng thái tâm lí tích cực của chủ thể, GKCV không cố định mà có tính dao động theo thời gian tình huống cụ thể, GKCV có thể được dự báo bởi nhiều yếu tố từ bên trong và bên ngoài của cá nhân và GKCV mang lại nhiều hệ quả đối với cá nhân và tổ chức. Bài viết cũng đề cập đến mô hình yêu cầu - nguồn lực công việc (YC – NLCV), một mô hình có nhiều ảnh hưởng khi nghiên cứu GKCV trong mối quan hệ với các yếu tố có liên quan trong môi trường làm việc của người lao động

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-12-22