ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH XÂY DỰNG THANG ĐO NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH DỰA TRÊN MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH

  • Tạ Thanh Trung
Từ khóa: phân tích nhân tố khám phá; phân tích nhân tố khẳng định; đánh giá năng lực; mô hình cấu trúc tuyến tính; thuyết hệ thống

Tóm tắt

Trước xu thế chuyển từ dạy học cung cấp nội dung sang dạy học định hướng phát triển năng lực của học sinh, xây dựng và chuẩn hóa các công cụ đánh giá năng lực của người học là nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục. Mặc dù, gần đây nhiều nghiên cứu tập trung xây dựng các thang đo năng lực của học sinh làm tiền đề để hình thành các công cụ đánh giá năng lực với nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau nhưng chưa nhiều nghiên cứu chỉ ra được độ tin cậy và độ giá trị của các thang đo năng lực được đề xuất. Vì vậy, bài báo này giới thiệu một quy trình để chuẩn hóa thang đo năng lực của học sinh gồm các giai đoạn: (1) Xây dựng thang đo lí thuyết; (2) Nghiên cứu sơ bộ định tính với phương pháp Delphi; (3) Nghiên cứu sơ bộ định lượng với phương pháp EFA; (4) Nghiên cứu chính thức định lượng với phương pháp CFA. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra sự đáp ứng của quy trình này với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của độ tin cậy và độ giá trị của thang đo năng lực của học sinh. Quy trình này có thể giúp cho các nhà giáo dục chuẩn hóa các thang đo năng lực phức hợp và giúp giáo viên có định hướng tốt hơn trong lựa chọn chỉ số hành vi để đánh giá năng lực học sinh.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-12-25