THỦ PHÁP LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VŨ TỊCH CỦA TRƯỜNG AN

  • Dương Thị Hạnh
Từ khóa: tiểu thuyết lịch sử; liên văn bản; đa thanh; tự sự học; thủ pháp

Tóm tắt

Vũ tịch của Trường An là tiểu thuyết lịch sử phục dựng giai đoạn lụi tàn của triều đại Tây Sơn và khởi đầu cho vương triều nhà Nguyễn. Đan lồng vào sự kiện đó là số mệnh của những con người được sinh ra bởi dòng giống đế vương, phải mang trách nhiệm với thời cuộc và gánh chịu cực hình tàn khốc cho tội lỗi của tiền nhân. Bằng nghệ thuật tự sự “bậc thầy”, tác giả đã đi sâu vào tư tưởng nhân vật, thổi hồn mới vào văn bản cũ, tạo nên một ngữ nghĩa mới phù hợp với bối cảnh của nhân vật. Vận dụng lí thuyết tự sự học về liên văn bản, chúng tôi tập trung khảo sát một số dạng liên văn bản như liên văn bản trung thành, liên văn bản sáng tạo, liên văn bản giễu nhại để làm sáng tỏ tính đa thanh, đa diện của ngôn ngữ trong Vũ tịch. Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập các văn bản, tín điều xưa cũ nay đã bị xô lệch, không còn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu, thậm chí phê phán trên trải nghiệm hôm nay của nhân vật, từ đó thể hiện những góc nhìn, quan điểm mới, làm nổi bật mạch nguồn phối kết, tương tác lẫn nhau của tác phẩm, tìm ra hệ giá trị, ý nghĩa mới trong văn bản

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-12-27