“NGỒI TÙ KHÁM LỚN” CỦA PHAN VĂN HÙM: THÊM MỘT SỐ NHÌN NHẬN VỀ GIÁ TRỊ TÁC PHẨM

  • Trần Thị Mỹ Hiền
Từ khóa: kí sự; Ngồi tù Khám Lớn; Phan Văn Hùm; văn học Nam Bộ

Tóm tắt

Phan Văn Hùm là một trong những tên tuổi nổi bật của văn học Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XX. Với tác phẩm Ngồi tù Khám Lớn, ông đã tạo được tiếng vang trên văn đàn nói riêng và trong đời sống chính trị – xã hội đương thời nói chung. Bằng phương thức tiếp cận văn hóa – lịch sử, phương thức tiếp cận liên ngành cùng các phân tích, so sánh, bài viết cho thấy tác phẩm Ngồi tù Khám Lớn không chỉ trực tiếp phô bày sự khắc nghiệt, bất công trong chế độ lao tù của thực dân Pháp tại Việt Nam mà còn cho thấy sự khủng hoảng trong đời sống của người dân Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX từ kinh tế, xã hội, luân lí, đạo đức, và hơn cả là sự kì vọng của Phan Văn Hùm về một xã hội tốt đẹp dựa trên quan niệm về triết lí nhân sinh.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-02-01