TRƯỜNG TRUNG HỌC KIỂU MẪU THỦ ĐỨC: MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở MIỀN NAM TRƯỚC NĂM 1975

  • Hồ Sỹ Anh
  • Ngô Minh Oanh
Từ khóa: Chương trình Trung học Tổng hợp; mô hình thực nghiệm giáo dục; thực hành sư phạm; trường trung học kiểu mẫu Thủ Đức

Tóm tắt

Bài viết trình bày bối cảnh ra đời, mục tiêu và nhiệm vụ của Trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức (THKMTĐ). Đây là mô hình trường học toàn diện – nơi có đủ các điều kiện để nghiên cứu, xây dựng và thực nghiệm Chương trình giáo dục hiện đại, tiệm cận với chương trình giáo dục Âu – Mĩ nhưng phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đó là chương trình Trung học Tổng hợp. Bài viết cũng trình bày ý nghĩa, của “Giáo dục Trung học Tổng hợp”, đặc tính căn bản, các hợp phần cấu tạo chương trình, cơ cấu bộ môn ở đệ nhất cấp (THCS) và đệ nhị cấp (THPT), cơ cấu phân ban ở đệ nhị cấp, quá trình đổi mới phương pháp dạy học, hoạt động giáo dục và kiểm tra, đánh giá học sinh (HS) khi thực hiện chương trình Trung học Tổng hợp (THTH). Trên cơ sở đó, bài viết đánh giá vai trò, những đóng góp của trường THKMTĐ đối với Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Sài Gòn và giáo dục miền Nam trước năm 1975.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-02-01