ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN THỦY NHIỆT ĐẾN TÍNH CHẤT QUANG CỦA HẠT CACBON NANO ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ QUẢ BẦU

  • Lê Vũ Trường Sơn
  • Trần Thị Nguyên Thảo
  • Diệp Thị Thanh Thảo
  • Lê Thị Minh Thùy
  • Châu Bảo Trân
  • Phạm Thị Tố Uyên
  • Trần Hồng Vân
  • Trịnh Ngọc Đạt
  • Phan Liễn
  • Cao Nữ Thùy Linh
  • Đặng Ngọc Toàn
  • Ngô Khoa Quang
Từ khóa: hạt cacbon nano; quả bầu; điều kiện thủy nhiệt; vật liệu phát quang

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện khảo sát sự ảnh hưởng của điều kiện chế tạo (nhiệt độ thủy nhiệt, khối lượng tiền chất, thời gian thủy nhiệt) đến tính chất quang của hạt cacbon nano (CNPs) được chế tạo từ quả bầu bằng phương pháp thuỷ nhiệt. Các yếu tố như nhiệt độ, khối lượng tiền chất và thời gian thủy nhiệt đã được chúng tôi khảo sát một cách khá chi tiết. Phép đo chụp ảnh kính hiển vi điện tử truyền qua, phổ năng lượng tán xạ tia X, nhiễu xạ tia X, và phổ tán xạ Raman đã được sử dụng để nghiên cứu hình thái, thành phần nguyên tố và cấu trúc của CNPs. Phép đo phổ phát quang được sử dụng để so sánh cường độ phát quang và nghiên cứu sự ảnh hưởng của điều kiện thủy nhiệt đến tính chất quang của CNPs. Kết quả nghiên cứu cho thấy CNPs chế tạo được có kích thước hạt phân bố trong vùng rộng từ 10 nm đến 100 nm. Phổ phát quang của CNPs phát quang mạnh nhất khi được kích thích ở bước sóng 350 nm. Trong nghiên cứu này, CNPs thu được khi thủy nhiệt 4 g bầu ở nhiệt độ 220°C trong thời gian 12 giờ cho cường độ phát quang mạnh nhất.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-02-01