Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh https://vjol.info.vn/index.php/sphcm <p><strong>Tạp chí của Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh</strong></p> vi-VN Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 1859-3100 NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘ RADON TRONG NHÀ SỬ DỤNG HỆ PHỔ KẾ GAMMA https://vjol.info.vn/index.php/sphcm/article/view/90441 <p>Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khí radon trong nhà là một trong những nguyên nhân gây ung thư phổi và cần được giám sát. Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày một phương pháp đánh giá hoạt độ radon (222Rn) trong nhà dựa trên phép đo phổ gamma của đồng vị 214Bi, là sản phẩm phân rã của 222Rn trong chuỗi 238U. Đầu tiên, hoạt độ 222Rn trong năm căn phòng có kích thước khác nhau được đo bằng hệ thiết bị RAD7. Tiếp theo, hoạt độ 214Bi được xác định bằng hệ phổ kế gamma sử dụng đầu dò NaI(Tl) kết hợp với mô phỏng MCNP6. Hàm làm khớp tuyến tính thể hiện mối tương quan tốt giữa kết quả hoạt độ 214Bi và 222Rn (R2 = 0,998). Phương pháp này có thể cho kết quả dự đoán nhanh chóng hoạt độ 222Rn trong nhà, hỗ trợ điều tra giám sát các khu vực có hàm lượng 222Rn bất thường.</p> Lê Quang Vương Nguyễn Huỳnh Khánh Duyên Huỳnh Đình Chương Hoàng Đức Tâm Trần Thiện Thanh Châu Văn Tạo Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 2024-02-01 2024-02-01 20 12 2081 2081 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN THỦY NHIỆT ĐẾN TÍNH CHẤT QUANG CỦA HẠT CACBON NANO ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ QUẢ BẦU https://vjol.info.vn/index.php/sphcm/article/view/90444 <p>Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện khảo sát sự ảnh hưởng của điều kiện chế tạo (nhiệt độ thủy nhiệt, khối lượng tiền chất, thời gian thủy nhiệt) đến tính chất quang của hạt cacbon nano (CNPs) được chế tạo từ quả bầu bằng phương pháp thuỷ nhiệt. Các yếu tố như nhiệt độ, khối lượng tiền chất và thời gian thủy nhiệt đã được chúng tôi khảo sát một cách khá chi tiết. Phép đo chụp ảnh kính hiển vi điện tử truyền qua, phổ năng lượng tán xạ tia X, nhiễu xạ tia X, và phổ tán xạ Raman đã được sử dụng để nghiên cứu hình thái, thành phần nguyên tố và cấu trúc của CNPs. Phép đo phổ phát quang được sử dụng để so sánh cường độ phát quang và nghiên cứu sự ảnh hưởng của điều kiện thủy nhiệt đến tính chất quang của CNPs. Kết quả nghiên cứu cho thấy CNPs chế tạo được có kích thước hạt phân bố trong vùng rộng từ 10 nm đến 100 nm. Phổ phát quang của CNPs phát quang mạnh nhất khi được kích thích ở bước sóng 350 nm. Trong nghiên cứu này, CNPs thu được khi thủy nhiệt 4 g bầu ở nhiệt độ 220°C trong thời gian 12 giờ cho cường độ phát quang mạnh nhất.</p> Lê Vũ Trường Sơn Trần Thị Nguyên Thảo Diệp Thị Thanh Thảo Lê Thị Minh Thùy Châu Bảo Trân Phạm Thị Tố Uyên Trần Hồng Vân Trịnh Ngọc Đạt Phan Liễn Cao Nữ Thùy Linh Đặng Ngọc Toàn Ngô Khoa Quang Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 2024-02-01 2024-02-01 20 12 2095 2095 TỔNG HỢP VẬT LIỆU MnO2/CARBON AEROGEL ỨNG DỤNG CHO SIÊU TỤ ĐIỆN HOÁ VÀ CÔNG NGHỆ KHỬMẶN ĐIỆN DUNG (CDI) https://vjol.info.vn/index.php/sphcm/article/view/90445 <p>Công nghệ khử ion điện dung (capacitive deionization – CDI) là lĩnh vực nghiên cứu đang phát triển nhanh chóng được ứng dụng để loại muối trong nước sinh hoạt. Vật liệu điện cực có cấu trúc phù hợp làm tăng khả năng hấp phụ muối (SAC). Vật liệu MnO2 là oxide triển vọng ứng dụng cho công nghệ CDI vì có hiệu suất điện hóa vượt trội, chi phí thấp và thân thiện với môi trường. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành tổng hợp vật liệu MnO2/carbon aerogel (MnO2/CA) bằng phương pháp sol-gel. Hình thái của vật liệu được xác định thông qua kính hiển vi điện tử quét (SEM), cấu trúc của vật liệu được xác định thông qua phương pháp phân tích nhiễu xạ tia X (XRD) và phổ tán xạ Raman. Vật liệu MnO2/CA được tổng hợp có độ tinh khiết cao và có cấu trúc xốp sẽ tối ưu hóa khả năng dẫn truyền điện tích và ion để giảm điện trở của hệ thống, từ đó có thể ứng dụng vật liệu cho công nghệ CDI. Khả năng hấp phụ muối của vật liệu được khảo sát khi sử dụng dung dịch NaCl 200 ppm và khi áp thế 1,4 V có khả năng hấp phụ muối cao nhất là 25,4 mg/g. Nghiên cứu này cho thấy vật liệu composite MnO2/CA có tiềm năng làm vật liệu điện cực trong công nghệ CDI.</p> Phan Thị Diệu My Tô Minh Đại Huỳnh Lê Thanh Nguyên Nguyễn Thái Hoàng Nguyễn Thị Thu Trang Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 2024-02-01 2024-02-01 20 12 2106 2106 MỘT SỐ POLYPHENOL TRONG CAO CHIẾT ETHYL ACETATE CỦA CỦ RIỀNG ALPINIA OFFICINARUM https://vjol.info.vn/index.php/sphcm/article/view/90447 <p>Riềng (Alpinia officinarum) là cây thực vật thuộc chi Riềng (Alpinia), họ Gừng (Zingiberaceae) rất phổ biến ở nước ta để dùng làm gia vị cho nhiều món ăn hằng ngày, Ngoài ra Riềng còn được dùng như là dược liệu trong y học hiện đại và cổ truyền. Từ cao EtOAc của củ Riềng Alpinia officinarum đã phân lập được năm hợp chất là p-coumaraldehyde (1), (E)-p-acetoxycinnamyl alcohol (2), 4-hydroxybenzaldehyde (3), p-hydroxybenzoic (4), 5-hydroxymethylfurfural (5) bằng phương pháp phổ nghiệm kết hợp với so sánh tài liệu kham khảo. Hợp chất 2 và 5 chưa thấy được đề cập đến trong các công bố trước đây trong thành phần hóa học trong củ của loài cây này.</p> Trần Thái Thành Huỳnh Cao Liêm Lê Thị Tuyết Cương Tôn Gia Cẩm Thu Hoàng Văn Minh Nguyễn Trung Nhân Nguyễn Thị Thanh Mai Trần Minh Thái Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 2024-02-01 2024-02-01 20 12 2119 2119 NUÔI CẤY Haematococcus pluvialis GIAI ĐOẠN SINH DƯỠNG KIỂU BÁN LIÊN TỤC TRONG HỆ THỐNG PSBR PHƯƠNG NGHIÊNG https://vjol.info.vn/index.php/sphcm/article/view/90448 <p>Bên cạnh việc nuôi kiểu huyền phù để tăng sinh vi tảo Haematococcus pluvialis giai đoạn sinh dưỡng để làm nguồn giống cho các giai đoạn và quy mô nuôi kế tiếp, việc nuôi kiểu cố định trong hệ thống PSBR phương nghiêng đã được phát triển trong thời gian gần đây. Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên vi tảo H. pluvialis được nuôi kiểu bán liên tục trong các hệ thống PSBR kích thước 0,05 m2 × 3 để tăng sinh khối giai đoạn sinh dưỡng, cung cấp nguồn tảo cho các hệ thống PSBR lớn hơn. Việc thay mới môi trường dinh dưỡng với tỉ lệ 30% (tương đương 1,5 L) mỗi ngày cho thấy sinh khối có thể đạt tới 76 g.m-2 sau 20 ngày nuôi tảo cố định bán liên tục. Tần suất thu hoạch cách nhau 10 ngày và tỉ lệ thu sinh khối tảo 90% mỗi lần thu hoạch cho hiệu quả cao nhất. Tổng lượng sinh khối tảo đang ở giai đoạn sinh dưỡng thu hoạch được là 104 g.m-2.</p> Trần Bảo Xuyên Nguyễn Thị Thanh Tuyền Đỗ Thành Trí Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 2024-02-01 2024-02-01 20 12 2127 2127 ẢNH HƯỞNG CỦA GIBBERELLIC ACID LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG LÚA ST25 (Oryza sativa L.) TRONG ĐIỀU KIỆN STRESS HẠN IN VITRO https://vjol.info.vn/index.php/sphcm/article/view/90449 <p>Lúa là một trong các loại cây lương thực phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt ở khu vực Châu Á. Trong đó, giống Lúa gạo thơm Sóc Trăng ST25 là giống Lúa đạt danh hiệu “Gạo ngon nhất thế giới”. Hiện nay, tình hình hạn hán đã và đang trở thành mối đe dọa lớn đối với người nông dân trên toàn cầu. Nghiên cứu tiến hành khảo sát ảnh hưởng của gibberellic acid ở các nồng độ khác nhau (0; 0,1; 0,3 và 0,5 mg/L) lên một số chỉ tiêu (sinh trưởng, sinh lí, sinh hóa) của giống Lúa ST25 trong điều kiện stress hạn trong điều kiện nuôi cấy in vitro. Kết quả cho thấy, môi trường nuôi cấy có bổ sung gibberellic acid làm cải thiện quá trình nảy mầm và sinh trưởng của giống Lúa ST25. Trong đó, môi trường nuôi cấy có bổ sung gibberellic acid 0,3 mg/L cải thiện tỉ lệ nảy mầm và khả năng sinh trưởng của cây Lúa tốt nhất.</p> Lương Thị Lệ Thơ Bùi Thị Lan Đỗ Thị Tuyết Hoa Phạm Lê Như Anh Lê Phương Thoa Lưu Tăng Phúc Khang Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 2024-02-01 2024-02-01 20 12 2139 2139 NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN DINH DƯỠNG QUA LÁ CHO GIỐNG CHUỐI TIÊU (Musa acuminata) BẰNG PHƯƠNG PHÁP DRIS TẠI ĐỒNG NAI https://vjol.info.vn/index.php/sphcm/article/view/90450 <p>Nghiên cứu được thực hiện qua việc quan trắc, theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong lá chuối tiêu (Musa acuminata) tại 90 điểm vườn thuộc 2 huyện Trảng Bom và Thống Nhất tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2021-2023. Kết quả cho thấy, theo phương pháp DRIS – ngưỡng phân cấp dinh dưỡng trong lá ở mức phù hợp là N: 2,49%-2,89%, P2O5: 0,14%-0,19%, K2O: 2,45%-3,45%, Ca: 0,93%-1,01%, Mg: 0,33%-0,38%, S: 0,14%-0,39%, Cu: 4,35-8,57 mg/kg, Zn: 11,62-19,53 mg/kg, B: 13,40 -30,35 mg/kg. Thang phân cấp được xây dựng với các cấp độ: rất thiếu, thiếu, phù hợp, thừa và rất thừa. Yếu tố dinh dưỡng hạn chế thiếu phổ biến gồm P, Ca, B, Mg, N trên chuối ở Trảng Bom và K, S, Zn, Cu, N ở Thống Nhất; chỉ số cân bằng dinh dưỡng (NBI) giữa các vườn dao động từ 47-91; qua đó, đánh giá được trạng thái dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh chế độ bón phân góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong thực tế sản xuất.</p> Trần Minh Tiến Nguyễn Đức Dũng Nguyễn Thái Học Lã Tuấn Anh Lâm Văn Hà Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 2024-02-01 2024-02-01 20 12 2154 2154 QUÁ TRÌNH EU ĐA DẠNG HÓA NGUỒN CUNG CẤP VÀ GIẢM PHỤ THUỘC VÀO NGUỒN NĂNG LƯỢNG TỪ NGA https://vjol.info.vn/index.php/sphcm/article/view/90451 <p>Bài viết sử dụng phương pháp phân tích định tính và phương pháp lịch sử thông qua các nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập vào tháng 08/2023 nhằm làm rõ hoàn cảnh lịch sử EU bắt đầu hợp tác năng lượng với Nga trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, và quá trình EU đa dạng hóa nguồn cung cấp và giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga trong giai đoạn 2019-2022. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng EU đã giảm 48,1% nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga và đạt được sự đa dạng hóa đáng kể trong nguồn cung cấp từ các quốc gia khác. Điều này cho thấy EU đã thực hiện thành công bước đi quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng và sự tự chủ chiến lược</p> Lê Hoàng Kiệt Trần Xuân Hiệp Trần Văn Thống Nguyễn Ánh Minh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 2024-02-01 2024-02-01 20 12 2162 2162 CHỦ QUYỀN QUỐC GIA TRONG KHÔNG GIAN MẠNG: THỰC TIỄN QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM https://vjol.info.vn/index.php/sphcm/article/view/90452 <p>Cùng với vùng đất, vùng nước, vùng trời và lòng đất thuộc phạm trù lãnh thổ quốc gia, không gian mạng hiện nay được các quốc gia trên thế giới chú trọng xem là một khu vực có lợi ích (domain) trên phương diện chủ quyền quốc gia. Thông qua việc thu thập dữ liệu và dựa trên lí thuyết quan hệ quốc tế, nền tảng pháp lí, bài viết này phân tích khái quát vấn đề chủ quyền quốc gia trong không gian mạng; theo đó, quốc gia là chủ thể có vai trò, mức độ hoạt động và khả năng tương tác, lợi ích khác nhau trong một môi trường quan hệ quốc tế. Bài viết đồng thời liên hệ vấn đề chủ quyền quốc gia trong không gian mạng với thực tiễn quốc tế ở một số quốc gia và thực tiễn tại Việt Nam thông qua lí luận của Đảng, Nhà nước và công tác triển khai trong thực tế được thể hiện qua khả năng quản lí không gian mạng bằng chính sách và pháp luật tiêu biểu: Luật An ninh mạng 2018; từ đó, tăng cường khẳng định chủ quyền Việt Nam trên không gian mạng, vì đây là bộ phận quan trọng của chủ quyền quốc gia nhằm mưu cầu, phát huy, bảo đảm an ninh và lợi ích của quốc gia trong không gian mạng.</p> Trần Phạm Sĩ Nguyên Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 2024-02-01 2024-02-01 20 12 2173 2173 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÊM Ở THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG https://vjol.info.vn/index.php/sphcm/article/view/90453 <p>Du lịch đêm đang dần trở thành một mô hình mới thúc đẩy sự phát triển của các điểm du lịch. Phú Quốc là một địa điểm du lịch đêm thú vị và có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này. Bài báo này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch đêm ở thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Kết quả phân tích cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch đêm ở thành phố Phú Quốc theo thứ tự giảm dần: (1) An ninh; (2) Nguồn nhân lực; (3) Cơ sở hạ tầng; (4) Cơ sở vật chất kĩ thuật; (5) Chi phí; và (6) Hoạt động giải trí. Kết quả nghiên cứu này có thể là nguồn thông tin để các doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ du lịch tham khảo nhằm phát triển du lịch đêm đạt hiệu quả hơn trong tương lai.</p> Trương Trí Thông Nguyễn Trọng Nhân Hồ Tiểu Bảo Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 2024-02-01 2024-02-01 20 12 2185 2185 NHU CẦU PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CỦA GIẢNG VIÊN DẠY TIẾNG ANH TẠI MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG https://vjol.info.vn/index.php/sphcm/article/view/90454 <p>Bài viết này vận dụng phương pháp hiện tượng học (phenomenology) để điều tra nhu cầu phát triển chuyên môn nghiệp vụ (PTCMNV) của giảng viên (GV) dạy tiếng Anh tại một trường đại học công lập ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vận dụng lí thuyết học tập của người trưởng thành, bài viết cho thấy các GV dạy tiếng Anh có nhu cầu tham gia các hoạt động PTCMNV được tổ chức thường xuyên, có nội dung phù hợp, có tính hợp tác và phù hợp với các giai đoạn nghề nghiệp. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra các vấn đề quan trọng nhằm hỗ trợ nhà quản lí trong việc lập kế hoạch và khi tổ chức, triển khai các hoạt động PTCMNV cho GV.</p> Ngô Huỳnh Hồng Nga Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 2024-02-01 2024-02-01 20 12 2198 2198 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẢM XÚC – XÃ HỘI TRỰC TUYẾN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG https://vjol.info.vn/index.php/sphcm/article/view/90455 <p>Đời sống và học tập của học sinh trung học phổ thông ngày càng có sự gắn bó với các hoạt động trên không gian mạng. Bối cảnh này dẫn đến nhu cầu của việc giáo dục hình thành các năng lực số cho học sinh trở nên cấp thiết, trong đó có năng lực cảm xúc – xã hội trực tuyến (online social-emotional competence). Nghiên cứu này được thiết kế cắt ngang nhằm mục đích đánh giá thực trạng năng lực cảm xúc – xã hội trực tuyến, đồng thời xem xét tương quan giữa hành vi sử dụng mạng xã hội và năng lực cảm xúc – xã hội trực tuyến của 389 học sinh THPT. Kết quả khảo sát và phân tích định lượng cho thấy năng lực cảm xúc – xã hội trực tuyến của học sinh đạt mức trung bình (ĐTB=3.09). Bên cạnh đó, phân tích định tính từ phỏng vấn sâu cho thấy mạng xã hội có tác động 2 chiều đến năng lực cảm xúc – xã hội trực tuyến của học sinh và năng lực cảm xúc – xã hội trực tuyến cao cũng là một yếu tố then chốt giúp hạn chế tác động tiêu cực của mạng xã hội đến sức khỏe tâm thần của học sinh. Các phát hiện trong nghiên cứu này là nền tảng lí luận và thực tiễn quan trọng để có thể thực hiện các nghiên cứu có liên quan đến năng lực cảm xúc – xã hội trực tuyến và mở rộng sự hiểu biết về ứng dụng của năng lực cảm xúc – xã hội trực tuyến trong lĩnh vực tâm lí học và tâm lí học giáo dục tại Việt Nam.</p> Giang Thiên Vũ Nguyễn Quốc Khánh Nguyễn Hồng Hoàng Nguyễn Minh Khang Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 2024-02-01 2024-02-01 20 12 2209 2209 NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG VỀ CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC https://vjol.info.vn/index.php/sphcm/article/view/90456 <p>Bài báo cung cấp thực tiễn nhận thức của giáo viên phổ thông về xây dựng trường học hạnh phúc thông qua bảng câu hỏi khảo sát dựa trên 03 nhóm tiêu chí. Nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nhận thức của giáo viên từ những khái niệm cơ bản hình thành nên trường học hạnh phúc đến các tiêu chí quan trọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa phần giáo viên đánh giá nhận thức của mình về các tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc tại các trường học phổ thông ở mức trung bình đến khá. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định trong nhận thức về tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc của giáo viên phổ thông. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức về trường học hạnh phúc cho giáo viên phổ thông nói riêng và giáo viên các cấp nói chung rất quan trọng cần được quan tâm hơn nữa. Bên cạnh đó, cần đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm tăng hiệu quả trong xây dựng trường học hạnh phúc</p> Nguyễn Võ Anh Nguyễn Thị Ngọc Xuân Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 2024-02-01 2024-02-01 20 12 2221 2221 SỰ HÀI LÒNG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH https://vjol.info.vn/index.php/sphcm/article/view/90457 <p>Bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp xử lí số liệu thống kê toán học để tìm hiểu thực trạng sự hài lòng hôn nhân (HN) của người trưởng thành tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và so sánh sự khác biệt theo giới tính, độ tuổi, độ dài HN, tôn giáo. Khách thể nghiên cứu là 653 người trưởng thành tuổi từ 20 đến 60 đang sống tại TPHCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy 57,5% người trưởng thành cảm nhận khá hài lòng, rất hài lòng về HN. Tuy nhiên, vẫn có 17,3% người cảm nhận ít và chưa hài lòng HN, 25,1% hài lòng ở mức trung bình. Bài báo cũng cung cấp một số khía cạnh quan trọng của HN có mức độ hài lòng HN cao nhất, thấp nhất. Có sự khác biệt mức độ hài lòng HN của người trưởng thành tại TPHCM theo giới tính, nam giới hài lòng cao hơn nữ giới. Những vợ chồng có cùng niềm tin tôn giáo tín ngưỡng có sự hài lòng HN cao hơn những người ở trường hợp khác. Không có sự khác biệt điểm trung bình hài lòng HN theo độ tuổi và theo độ dài HN trong mẫu nghiên cứu</p> Đào Thị Duy Duyên Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 2024-02-01 2024-02-01 20 12 2231 2231 NGHỆ NHÂN VÀ MARGARITA (M. BULGAKOV): TỰ SỰ NHƯ MỘT PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN VÀ CHỮA LÀNH CHẤN THƯƠNG https://vjol.info.vn/index.php/sphcm/article/view/90458 <p>Ứng dụng một số ý tưởng quan trọng về mối quan hệ giữa tự sự và chấn thương, bài viết khảo sát tiểu thuyết “Nghệ nhân và Margarita” vừa dưới tư cách hoạt động sáng tạo của Mikhail Bulgakov để đối mặt và chữa lành sang chấn, vừa dưới tư cách một văn bản văn học có sự biểu đạt chấn thương một cách chân thực, độc đáo. Qua đó, bài viết làm sáng tỏ tính chất tự thuật của tiểu thuyết như một phương thức ông biểu hiện chấn thương, là cơ sở để minh định, điều hướng những tổn thương tinh thần nhằm đạt đến sự tăng trưởng hậu chấn thương. Qua lăng kính lí thuyết chấn thương, thế giới hình tượng của tác phẩm được giải mã theo một cách mới, từ đó soi tỏ, khám phá thêm tư tưởng, triết lí của Bulgakov về chấn thương như một sự khủng hoảng căn tín và quá trình chữa lành như một sự tái thiết lập căn tính.</p> Trần Lê Duy Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 2024-02-01 2024-02-01 20 12 2243 2243 AN ESP SYLLABUS DESIGN IN THE UNDERGRADUATE PROGRAM OF AIR TRAFFIC CONTROLLER: STUDENTS’ NEEDS AT VIETNAM AVIATION ACADEMY https://vjol.info.vn/index.php/sphcm/article/view/90459 <p>This paper presents the preliminary stage of a needs analysis project conducted within the Air Traffic Controller study program in Vietnam. The study aims to identify the needs of a specific group of learners and implement a course design based on those needs. It also focused on the perceptions of both students and lecturers regarding the current syllabus and the challenges they encounter. The participants comprised two groups: ESP experienced instructors and students in their first and second years. The study findings underscored the necessity for a highly specialized ESP language course centered on the program. It affirmed that students encountered various challenges at the faculty, notably deficiencies in essential skills like speaking and listening. Besides, there was a need for ESP training that caters to both the immediate needs and future professional needs of the students in the program. These findings emphasize the importance of developing a targeted language curriculum to address the specific linguistic needs faced by students pursuing this program</p> Nguyen Thi Kieu Thu Huynh Tan Nguyen Thi Nhu Thuy Do Thi Thanh Truc Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 2024-02-01 2024-02-01 20 12 2252 2252 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH TÔM VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP https://vjol.info.vn/index.php/sphcm/article/view/90460 <p>Sau một thời gian là một trong những quốc gia dẫn đầu, con tôm Việt Nam đang dần mất lợi thế cạnh tranh. Giá thành sản xuất cao, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh, sản phẩm nhiễm kháng sinh và sự thiếu hụt về hỗ trợ tín dụng, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực kĩ thuật cao là những thách thức mà ngành tôm Việt Nam đang đối mặt. Hiện nay, ngành tôm Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các quốc gia khác trong khu vực và thế giới. Xu hướng toàn cầu hướng đến sản xuất thực phẩm bền vững về môi trường và có trách nhiệm xã hội đã đưa ra thêm một loạt thách thức cho ngành. Trong bối cảnh đó, công nghệ nuôi tôm sinh học và mô hình hợp tác chia sẻ lợi nhuận được đề xuất nhằm tạo điều kiện cho tất cả các bên liên quan cùng góp phần để thúc đẩy ngành tôm phát triển bền vững. Điều này có thể giúp giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, giảm tác động đến môi trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm, và tạo điều kiện cho truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu về cạnh tranh toàn cầu. Ngoài ra, sự hợp tác cũng có thể tạo ra cơ hội xuất khẩu và tạo thêm giá trị gia tăng cho ngành tôm tại Việt Nam.</p> Đỗ Doãn Dung Lê Hùng Anh Vũ Văn Vân Lê Nguyễn Anh Đông Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 2024-02-01 2024-02-01 20 12 2263 2263