MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ KHÁI NIỆM TỤC NGỮ VÀ VIỆC PHÂN LOẠI CHÚNG TRONG GIỚI HỌC THUẬT TRUNG QUỐC VÀ GIỚI HỌC THUẬT VIỆT NAM

  • Vương Bân
Từ khóa: giới học thuật; khái niệm; tiếng Trung Quốc; tục ngữ; tiếng Việt

Tóm tắt

Tục ngữ là thể loại văn học dân gian phổ biến nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền miệng. Giới học thuật Trung Quốc và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về tục ngữ. Bằng các phương pháp nghiên cứu miêu tả phân tích so sánh đối chiếu, bài viết bàn về khái niệm tục ngữ trong học thuật Trung Quốc và Việt Nam, chỉ ra những đặc điểm và xác lập khái niệm nhằm đạt được sự hiểu biết khách quan về tục ngữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy những định nghĩa về khái niệm tục ngữ trong giới học thuật Trung Quốc và Việt Nam tương đối giống nhau, nhưng về loại hình tục ngữ thì khác nhau rất nhiều (loại hình tục ngữ tiếng Trung Quốc gồm 3 loại: ngạn ngữ, yết hậu ngữ và quán dụng ngữ; loại hình tục ngữ tiếng Việt có bốn kiểu câu tiêu biểu). Đây là một nền tảng khoa học và có ý nghĩa nhất định về nghiên cứu tục ngữ trong tiếng Trung Quốc và tiếng Việt.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-01-13