Khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam thời hội nhập

  • Hồ Sĩ Quý

Tóm tắt

Hiện nay, diện mạo của khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam được đa số các học giả, trong đó có rất nhiều người tâm huyết với lĩnh vực này, đánh giá là đáng buồn, thậm chí rất đáng buồn, vì nó yếu kém trong tư vấn chính sách, thẩm định xã hội và phản biện xã hội, và vì nó vẫn bất cập khi đáp ứng những nhu cầu phát triển đất nước và nhu cầu phát triển của bản thân khoa học. Trong tương quan với khu vực và thế giới, khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam vừa thiếu hụt, vừa lạc hậu, thậm chí, lạc lõng.
Nhưng đó chỉ là khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam, nhìn từ một phía. Còn một khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam nhìn từ phía khác. Không phải vì yếu kém so với bên ngoài mà nó chẳng thể có ảnh hưởng gì tích cực đến xã hội Việt Nam hơn 20 năm qua. Trong thực tế, từ ngày đầu đổi mới, bằng cách đi đặc thù của mình, khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam đã tác động đến những chỗ cần tác động nhất của đời sống xã hội, mở đường cho một phương thức phát triển mới xuất hiện và định hình - từ một phương thức phát triển chủ quan, giáo điều và kém hiệu quả, đất nước đã chuyển sang một phương thức phát triển mới năng động, tích cực và hiệu quả...  dù rằng còn rất nhiều điều hiện chưa được như ý muốn.
Nhìn từ góc độ này, có thể nói, khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam chẳng những có công, mà còn có công rất lớn trong việc chuyển cả một xã hội sang một bước ngoặt phát triển có tính lịch sử.
Đó là nội dung chính của bài viết này. Bài viết gồm các tiểu mục: Đặt vấn đề; “Đặc thù” hay là không giống ai; Khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam thời hội nhập: một cách nhìn nhận và đánh giá; Khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam thời hội nhập: thử nhìn nhận và đánh giá khác; Kết luận.
Xin giới thiệu với bạn đọc.

Tác giả

Hồ Sĩ Quý
G
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2013-10-02
Chuyên mục
Các bài chính