Phân tầng xã hội về kinh tế trong các gia đình đô thị và nông thôn Việt Nam hiện nay

  • Nguyễn Đình Tấn
  • Nguyễn Thị Thùy Linh

Tóm tắt

Phân tầng xã hội là sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của mọi xã hội loài người, trừ những xã hội sơ khai. Đó là sự khác nhau về địa vị kinh tế hay tài sản, về địa vị chính trị hay quyền lực, về địa vị xã hội hay uy tín, cũng như sự khác nhau về trình độ học vấn, loại nghề nghiệp, phong cách sinh hoạt, cách ăn mặc, kiểu nhà ở, nơi cư trú, thị hiếu nghệ thuật, trình độ tiêu dùng. Trong đó, tiêu chí kinh tế là tiêu chí cơ bản và mang tính nền tảng, quyết định các tiêu chí còn lại. Các tác giả bài viết tập trung phân tích thực trạng phân tầng xã hội về kinh tế của các gia đình nông thôn và đô thị Việt Nam trên một số khía cạnh: thu nhập, lao động và việc làm, chi tiêu (sinh hoạt hàng ngày, giáo dục, y tế).

Tác giả

Nguyễn Đình Tấn
G
Nguyễn Thị Thùy Linh
ThS., Viện Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2013-11-04
Chuyên mục
Các bài chính