Giáo dục tư hay công - nhìn từ góc độ lý thuyết kinh tế

  • Vũ Quang Việt

Tóm tắt

Phải chăng giáo dục là hàng hóa như bất cứ một sản phẩm nào đó trên thị trường, do đó việc cung cấp tùy thuộc vào cung cầu trên thị trường? Đây là vấn đề đang được bàn cãi ở Việt Nam. Những quan điểm bày tỏ trên báo chí hiện nay tuy đã dựa vào kinh nghiệm của các nước nhưng chưa thật sự dựa vào cơ sở lý thuyết kinh tế. Bài viết trình bày vấn đề giáo dục trên cơ sở lý thuyết kinh tế.

Giáo dục là sản phẩm đặc biệt theo nghĩa là phương tiện nhằm tăng sản xuất ra của cải trong tương lai, mà như vậy, nó là hàng tích lũy. Nó lại là hàng hóa mà xã hội cần, do đó nó đòi hỏi kể cả cưỡng bách mọi công dân phải đạt trình độ tối thiểu. Ngoài ra, giáo dục cơ bản còn là loại dịch vụ rất đặc biệt theo nghĩa lợi ích xã hội của nó cao hơn lợi ích cá nhân mà người mua nhận được. Do đó nếu để thị trường tự do quyết định, mức cung sẽ ít hơn mức cầu của xã hội. Giáo dục cơ bản mang những đặc tính của hàng hóa công (public goods) mà xã hội nói chung cần, do đó phải có trách nhiệm chi trả và điều phối. Vai trò điều phối này lại càng cần thiết khi chi phí giáo dục tăng nhanh do thời gian giáo dục cần thiết cho xã hội trong một đời người ngày càng tăng và chất lượng giáo dục đòi hỏi để phục vụ nhu cầu xã hội cũng tăng nhanh, trong khi lại không thể tăng năng suất thầy giáo. Đây là tất cả những vấn đề mà bài viết muốn lý giải.

Tác giả

Vũ Quang Việt
T
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2008-10-23
Chuyên mục
Các bài chính