Sau 100 năm - Từ nguồn sáng Đông Kinh nghĩa thục

  • Phong Lê

Tóm tắt

Năm 2007 là chẵn 100 năm khai mở và kết thúc Đông Kinh Nghĩa Thục - ngôi trường tư thục đầu tiên, hay nói đúng hơn là một phong trào - phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục nhằm đem lại một chuyển đổi cách mạng về nội dung và phương thức hoạt động trong lịch sử giáo dục Việt Nam.

Phỏng theo mô hình Khánh Ứng Nghĩa Thục của Nhật Bản, Đông Kinh Nghĩa Thục chủ trương đưa tư tưởng dân chủ và văn minh phương Tây thay cho kinh điển Nho gia để chuyển đổi đầu óc quốc dân, chấn hưng công nghệ và canh tân đất nước.

Từ địa chỉ số 4 Hàng Đào, Hà Nội - nhà riêng của Thục trưởng Lương Văn Can, Đông Kinh Nghĩa Thục nhanh chóng mở rộng địa bàn hoạt động ra nhiều tỉnh ở Bắc bộ và Trung bộ; và gây nên một chấn động lớn trong đời sống tinh thần dân tộc vào thập niên đầu thế kỷ XX.

Đông Kinh Nghĩa Thục bị thực dân Pháp đàn áp dữ dội sau bảy tháng hoạt động, nhưng tinh thần canh tân đất nước, và tư tưởng cốt lõi: có canh tân (đổi mới) đất nước mới giành và giữ được đất nước của Đông Kinh Nghĩa Thục là vẫn có giá trị cho một thế kỷ để đến với sự nghiệp Đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo từ hai thập niên cuối thế kỷ XX.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2008-10-27
Chuyên mục
Các bài chính