Nghiên cứu định lượng về hạnh phúc và chỉ số hạnh phúc (HPI) của Việt Nam trong 178 nước năm 2006

  • Hồ Sĩ Quý

Tóm tắt

Hạnh phúc là một đối tượng nghiên cứu cực kỳ khó nắm bắt. Bởi vậy, xưa nay, hạnh phúc vẫn thường là địa hạt của những nghiên cứu thần học và triết học, tức là những nghiên cứu nặng về kiến giải theo kiểu chiêm nghiệm và định tính. Không thỏa mãn với những giải thích như thế, những năm gần đây, việc quy giản hạnh phúc thành các đại lượng có thể đo đếm được đã trở thành tham vọng của nhiều nhà khoa học thuộc các chuyên ngành khác nhau, kể cả các nhà toán học. Đi theo xu hướng này, tháng 07/2006, NEF (New Economics Foundation), một tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội có trụ sở chính tại Vương quốc Anh, đã nghiên cứu và công bố Báo cáo về Chỉ số hạnh phúc hành tinh (Happy Planet Index) với bảng xếp hạng cho 178 nước, gây tiếng vang nhất định trong cộng đồng quốc tế. Theo báo cáo này, HPI cao nhất thế giới năm 2006 thuộc về Vanuatu, một quần đảo ở nam Thái Bình Dương; đứng thứ 178/178 là Zimbabwe, một quốc gia ở châu Phi. Việt Nam trong Báo cáo đạt được chỉ số HPI khá cao, xếp thứ 12/178 nước, trên cả Trung Quốc, Thái Lan, Italia, Nhật Bản, Mỹ và hơn 160 nước khác.

Tác giả đã phân tích hiện tượng này, trên cơ sở tìm hiểu lịch sử hơn 100 năm của xu hướng nghiên cứu định lượng với những thế mạnh và hạn chế của nó. Theo tác giả, hạnh phúc là một giá trị vừa chủ quan vừa khách quan. Bởi vậy, quá trình mưu cầu hạnh phúc, dẫu có mang màu sắc chủ quan đến mấy, vẫn là một cuộc tìm kiếm không hề viển vông, không thuần túy “duy tâm” và có thể nói là đầy nhọc nhằn.

Tác giả

Hồ Sĩ Quý
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2008-10-27
Chuyên mục
Các bài chính