Vấn đề “hành chính hóa” giáo dục đại học ở Trung Quốc

  • Hồ Sĩ Quý

Tóm tắt

Giáo dục và đào tạo ở Trung Quốc vài thập niên gần đây, trong khi được coi là có những bước tiến đáng kể trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, xóa bỏ được tình trạng giáo điều về học thuật, rút ngắn được khoảng cách với nền giáo dục và khoa học của thế giới…, thì đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều phê phán, chỉ trích cả từ bên trong và bên ngoài, cả từ phía những cơ quan có trách nhiệm và cả từ phía dư luận không chính thức. Rất nhiều căn bệnh đã được chỉ ra, và vấn đề của những căn bệnh đó được cho là “nạn hành chính hóa đại học” - Nền giáo dục vận hành theo cơ chế hành chính, bị chi phối quá nặng bởi quản lý hành chính. Giá trị học thuật bị thay thế bởi giá trị hành chính. Tình trạng “bản vị quan” - quan chức nhiều, giá trị “làm quan” được tôn sùng quá mức, quan chức quyết định mọi hoạt động giáo dục, đào tạo… phổ biến trong hệ thống giáo dục. Nội dung của bài tổng thuật tập trung những phân tích xoay quanh vấn đề “hành chính hóa” giáo dục đại học ở Trung Quốc.

Hồ Sĩ Quý tổng thuật

Tác giả

Hồ Sĩ Quý
G
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-06-26
Chuyên mục
Các bài chính