Vận dụng chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam

  • Tào Thị Quyên

Tóm tắt

Các cơ chế thực hiện dân chủ trực tiếp được các nhà kinh điển Marx-Lenin và Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn đến bao gồm: 1- nhân dân tham gia thành lập bộ máy nhà nước thông qua bầu cử và ứng cử, 2- nhân dân biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý kiến, 3- nhân dân tham gia quản lý nhà nước, 4- nhân dân bãi miễn đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, 5- nhân dân giám sát hoạt động của nhà nước, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước, 6- nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở. Theo tác giả bài viết, trong xu hướng mở rộng và phát triển dân chủ hiện nay, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp đã được quy định trong pháp luật hiện hành; cần nghiên cứu, bổ sung và thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp mới như Luật Trưng cầu ý dân, pháp luật về phản biện xã hội, pháp luật về biểu tình.

Tác giả

Tào Thị Quyên
TS.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-12-07
Chuyên mục
Các bài chính