Nhận thức lại toàn cầu hóa và chỉ số toàn cầu hóa của Việt Nam trong 72 nước năm 2007 (tiếp theo và hết)

  • Hồ Sĩ Quý

Tóm tắt

Nếu trước đây, toàn cầu hoá hiện ra trong nhận thức chủ yếu là một hiện tượng đa diện, phức tạp, không dễ nắm bắt, thì ngày nay toàn cầu hoá dường như đã lộ diện một cách rõ hơn, dễ nhận biết hơn với những ảnh hưởng, ý nghĩa (thuận và nghịch) ít nhiều có thể đo đếm được. Bảng chỉ số toàn cầu hoá 2007 là một cố gắng lượng hoá trình độ toàn cầu hoá của các quốc gia theo hướng đó.

Thực tế ngày càng chỉ ra rằng, toàn cầu hoá, dù nhìn từ góc độ nào cũng không phải là sản phẩm nảy sinh từ ý muốn chủ quan của các cường quốc hay của một thế lực nào khác (dù thiện ý hay không thiện ý), mà trước hết, nó là kết quả khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Bởi vậy, về cơ bản, toàn cầu hoá là một hiện tượng đi theo logic của tiến bộ xã hội. Nhưng cũng giống như mọi nấc thang tiến bộ khác, không có bước tiến bộ nào thuần tuý bằng phẳng, giản đơn. Để tiến bộ, đôi khi sự phát triển lại phải đi theo những lối quanh co, thậm chí, những bước thụt lùi với những cái giá phải trả có thể sẽ rất đắt nếu như các chính phủ thiếu tầm nhìn xa và không kịp thời đưa ra được những quyết sách thông minh.

Với nội dung chính như vậy, bài viết đề cập tới 6 vấn đề: 1) Thời điểm xuất hiện toàn cầu hoá; 2) Bộ mặt của toàn cầu hoá; 3) Toàn cầu hoá và tình trạng đói nghèo; 4) Vấn đề toàn cầu hoá văn hoá; 5) Toàn cầu hoá ở châu Á; 6) Chỉ số toàn cầu hoá.

Trong bảng xếp hạng chỉ số toàn cầu hoá 2007, Việt Nam xếp thứ 48/72 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vị trí 48/72 là một khích lệ lớn đối với mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Vấn đề là ở chỗ, ở những bước đầu tiên vào hội nhập toàn cầu, Việt Nam hầu như chưa có những trải nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế. Còn ngày nay, hành trang để đi những bước tiếp theo, phải nói rằng, đã có ít nhiều.

Tạp chí Thông tin KHXH xin đăng bài này trong hai kỳ: số 2 và số 3/2008. 

 

Tác giả

Hồ Sĩ Quý
P
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2009-07-10
Chuyên mục
Các bài chính