Hệ tư tưởng của sự phát triển

  • William Easterly

Tóm tắt

William Easterly là GS. kinh tế Đại học New York, dồng Giám đốc Viện nghiên cứu phát triển New York, thành viên Trung tâm phát triển toàn cầu Washington… Ông có nhiều bài viết và sách có giá trị về kinh tế và phát triển, đặc biệt là về kinh tế châu Phi và các nước đang phát triển.  Theo W. Easterly, các quan điểm về phát triển của WB, IMF và UN… với lịch sử hơn nửa thế kỷ qua đã tạo ra một hệ tư tưởng về phát triển (Ideology of Development) theo nghĩa xấu của từ này. Hệ tư tưởng này tôn thờ Chủ nghĩa duy phát triển (Developmentalism).
Chủ nghĩa duy phát triển, trong cách nhìn của W. Easterly, mắc sai lầm ở chỗ đã không ngần ngại hứa hẹn một câu trả lời cuối cùng để giải quyết mọi vấn đề xã hội, từ dân chủ, nghèo đói đến tình trạng chuyên chế, tham nhũng hoặc chiến tranh. Nó cố tình đưa ra một công thức chung về phát triển nhằm áp dụng cho mọi nơi, ở mọi lúc. Đội ngũ trí thức riêng của nó là các chuyên gia của các tổ chức quốc tế như IMF, WB và UN. Thomas Friedman, tác giả cuốn “Thế giới phẳng...” và Jefrey Sachs, một trong những chuyên gia hàng đầu của UNDP và là người đề xướng những chính sách viện trợ cho các nước nghèo, được W. Easterly coi là “đảng viên hàng đầu của đảng phát triển”. W. Easterly chỉ ra, trên khắp thế giới các chính sách của IMF, WB và UN đã liên tục thất bại trong hàng chục năm qua. Nhưng các tổ chức này không biết đến điều đó, bởi nó được giải thích rằng các nước áp dụng chính sách của họ đã bỏ sót “một điều kiện cần thiết nào đấy”… Theo W. Easterly, những trường hợp thành công như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ hay Việt Nam đều không phải là những nước biết nghe lời các thể chế quốc tế. Còn Mexico, Venezuela, Nga… lại là những ví dụ về sự thất bại khi đi theo lời khuyên của các chuyên gia phát triển.

Trong bài viết này, theo tác giả nên vứt bỏ chủ nghĩa duy phát triển vào sọt rác và đưa nó vào bảo tàng của những hệ tư tưởng thất bại. Kinh nghiệm thành công của các nước phát triển không thể máy móc trở thành chính sách để áp dụng cho những nước đi sau. Tự do lựa chọn là con đường tối ưu để các nước đang phát triển và nghèo đói tìm được con đường của riêng mình để tiến tới thịnh vượng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2009-08-12
Chuyên mục
Các bài chính