Quan hệ chính trị-ngoại giao giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc: Những đặc điểm chủ yếu

  • Trần Thị Nhung

Tóm tắt

Hơn nửa thế kỷ qua, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành 2 quốc gia độc lập: CHDCND Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) và Đại Hàn Dân quốc (Nam Triều Tiên). Diễn biến trong mối quan hệ liên Triều được không chỉ nhân dân hai nước quan tâm, mà cả thế giới cũng dõi theo. Cho đến nay, khó có thể kể hết được đã có bao nhiêu cuộc họp, hội nghị quốc gia và quốc tế bàn về vấn đề bán đảo Triều Tiên. Quan hệ giữa hai nước tuy có lúc hòa dịu nhưng chủ yếu vẫn luôn ở trong tình trạng căng thẳng, xung đột, có nguy cơ tái diễn chiến tranh.

Trong bài viết này, tác giả trình bày năm đặc điểm chủ yếu trong quan hệ chính trị - ngoại giao giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc trong thời gian qua. 1- Trong Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa hai miền Triều Tiên luôn ở trong tình trạng căng thẳng, thù địch, đối đầu, không tiếp xúc hay đàm phán. 2- Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, mối quan hệ này chuyển từ đối đầu sang cùng tồn tại hòa bình, mở ra con đường giải quyết vấn đề thống nhất thông qua đối thoại và hợp tác. 3- Sau Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất (năm 2000), mối quan hệ hai miền Triều Tiên thực sự khởi sắc. Các cuộc họp cấp bộ diễn ra liên tục và hai bên đã đạt nhiều thỏa thuận cơ bản. 4- Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ hai (ngày 2-4/10/2007) đánh dấu bước ngoặt lịch sử, mở ra triển vọng tốt đẹp cho quan hệ giữa hai miền. 5- Mặc dù chủ trương, đường lối hòa bình và hòa giải vẫn được chính phủ của tân Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak theo đuổi kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 2/2008, song những tuyên bố cứng rắn, đối lập với hai vị tổng thống tiền nhiệm đã đẩy mối quan hệ liên Triều trở về thời kỳ đen tối.

Tác giả

Trần Thị Nhung
T
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2011-07-06
Chuyên mục
Các bài chính