Thực trạng điều chỉnh chính sách pháp luật Việt Nam về quyền con người và quyền công dân

  • Nguyễn Thị Báo

Tóm tắt

Để chứng minh nhận định: “Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đã ghi nhận đầy đủ các quyền con người (điều 2 và điều 50). Nội dung các quyền này đã được thể hiện xuyên suốt qua các chương, mục của Hiến pháp và được cụ thể hóa tại nhiều văn bản pháp luật quan trọng, trực tiếp liên quan đến các quyền con người. Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử là nền tảng xuyên suốt các văn bản pháp luật của Việt Nam, tạo tiền đề quan trọng cho việc đảm bảo và phát huy các quyền của người dân trên từng lĩnh vực cụ thể”, tác giả bài viết đã đi sâu phân tích thực trạng điều chỉnh chính sách pháp luật Việt Nam về quyền con người trên các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, trong đó có: Quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền tự do đi lại và cư trú, quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, quyền tự do ngôn luận, báo chí và thông tin, quyền tự do lập hội, hội họp hòa bình, quyền được bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý nhà nước, quyền làm việc và được hưởng những điều kiện làm việc thích đáng, quyền học tập, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được bảo trợ xã hội, quyền của phụ nữ, quyền của trẻ em, quyền của người sống chung với HIV/AIDS, quyền của người khuyết tật và quyền của người thiểu số.

Tác giả

Nguyễn Thị Báo
T
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2011-08-20
Chuyên mục
Các bài chính