Học thuyết Tân Á Âu của Aleksandr Gelievich Dugin và hệ lụy địa chính trị của nó

  • Quý Hồ Sĩ
Từ khóa: A.G. Dugin, Học thuyết Tân Á Âu, Nga và phương Tây, Xung đột Nga - Ukraine

Tóm tắt

Aleksandr Gelievich Dugin (Александр Гельевич Дугин), giáo sư Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow Lomonosov, là nhà hoạt động chính trị có tư tưởng gây ảnh hưởng rất đáng kể ở Nga khoảng 30 năm nay. “Học thuyết Tân Á Âu” của ông là sự kế thừa những ý tưởng chống phương Tây của Nga có từ thế kỷ XIX, nhưng được tô đậm thêm bằng hoài niệm về quá khứ của nước Nga thời Sa hoàng vĩ đại và một phần thời Liên bang Xô viết hùng mạnh. Luận thuyết cơ bản của Dugin là, nhân tố địa lý mới là nguyên nhân cốt lõi tạo ra sức mạnh Nga xưa và nay chứ không phải nhân tố kinh tế. Dugin kêu gọi người Nga phải có sứ mệnh phục hưng quá khứ, chống lại phương Tây và NATO, chinh phục các dân tộc xung quanh và vĩnh viễn làm chủ trung tâm lục địa Á Âu. Học thuyết Tân Á Âu của Dugin được nhiều người Nga cổ súy và đã trở thành nhân tố tinh thần đáng kể ở Nga từ năm 2008 đến nay, nhưng bị dư luận thế giới coi là nhân tố gây hệ luỵ hết sức tiêu cực cho nước Nga, châu Âu và thế giới, nhất là từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.

Tác giả

Quý Hồ Sĩ

GS.TS., Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-09-13
Chuyên mục
TRIẾT HỌC