Nghiên cứu mối quan hệ giữa địa tầng phân tập, tướng đá với các tầng chứa nước và cách nước trong trầm tích Đệ Tứ tại khu vực Thái Bình, Nam Định thuộc hạ lưu châu thổ Sông Hồng
Phạm Thị Thu Hằng1*, Phạm Tuấn Huy2, Trần Nghi3, Nguyễn Xuân Tùng1, Nguyễn Thị Phương Thảo4, Bùi Thị Bảo Anh1, Nguyễn Thị Nhân1
Tóm tắt
Tầng chứa nước Pleistocen khu vực Thái Bình, Nam Định liên quan đến 5 phức hệ tướng cát lòng sông thuộc miền hệ thống trầm tích biển thấp (LST) và 5 phức hệ tướng cồn cát của sông biển cao (HST) có tuổi từ Pleistocen sớm đến Pleistocen muộn phần muộn: (1) (SaLSTQ11); (2) (SaLSTQ12a + SamHSTQ11); (3) (SaLSTQ12b + SamHSTQ12a); (4) (SaLSTQ13a + SamHSTQ12b); (5) (SaLSTQ13b + SamHSTQ13a). Phủ trên 5 tầng chứa nước này là 5 tầng cách nước gồm 5 phức hệ tướng bùn biển nông-vũng vịnh biển tiến: (1) MmTSTQ11; (2) MmTSTQ12a; (3) MmTSTQ12b; (4) MmTSTQ13a; (5) MmTSTQ21-2. Quá trình nhiễm mặn đã và đang diễn ra đối với tầng chứa nước Pleistocen khu vực Nam Định và Thái Bình là do quá trình thẩm thấu của nước khí tượng qua các phức hệ tướng bùn biển nông-vũng vịnh đóng vai trò là tầng cách nước chứa tiềm tàng nước mặn pha trộn với tầng chứa nước nhạt nguyên thuỷ của phức hệ tướng cát lòng sông biển thấp.