Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo <p><strong>Tạp chí của Trường Đại học Tây Đô</strong></p> vi-VN Tue, 09 Apr 2024 06:18:10 +0700 OJS 3.1.2.4 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93255 <p><em>Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ thẻ ATM của Vietcombank, từ đó đề xuất các hàm ý quản trị để nâng cao chất lượng dịch vụ ATM của Vietcombank. Các số liệu được thu thập theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất kiểu thuận tiện thông qua 210 phiếu khảo sát khách hàng cá nhân của Vietcombank Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng thang đo chất lượng dịch vụ SERVPERF, kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính để đo lường chất lượng dịch vụ thẻ ATM và sự hài lòng của khách hàng. Sự khác biệt về sự hài lòng của khách hàng theo các đặc điểm nhân khẩu học cũng được kiểm định bằng phương pháp kiểm định T-Test và phân tích ANOVA. Kết quả nghiên cứu cho thấy có năm nhân tố chất lượng dịch vụ ảnh hưởng: (1) Đảm bảo; (2) Đáp ứng; (3) Phương tiện hữu hình; (4) Đồng cảm; (5) Tin cậy. Kết quả kiểm định không có sự khác biệt đối với sự hài lòng của khách hàng về giới tính, độ tuổi; tuy nhiên có sự khác biệt theo trình độ học vấn, thu nhập và nghề nghiệp của khách hàng. Dựa vào các kết quả phân tích, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị đến nhà hoạch định chính sách của ngân hàng thương mại </em><em>Vietcombank</em><em> có chiến lược phù hợp để nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ATM, nâng cao sự hài lòng của khách hàng.</em></p> Nguyễn Phước Quý Quang, Lê Thanh Duy, Dương Thị Thủy, Trần Kiều Tiên, Đào Thanh Lam và Thi Ngọc Thanh Thanh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93255 Thu, 15 Feb 2024 00:00:00 +0700 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Tây Đô https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93254 <p><em>Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Tây Đô. Dữ liệu được thu thập qua khảo sát 165 giảng viên tại trường bằng phương pháp lấy mẫu toàn bộ tổng thể. Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm bốn nhân tố với 27 biến quan sát: Mục tiêu nghiên cứu khoa học của Nhà trường, Chính sách nghiên cứu khoa học, Nguồn lực nghiên cứu khoa học và Hỗ trợ nghiên cứu khoa học của Nhà trường. Phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính được thực hiện.&nbsp; Kết quả nghiên cứu cho thấy Nguồn lực nghiên cứu khoa học của Nhà trường và Chính sách nghiên cứu khoa học của Nhà trường là hai nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, môt số hàm ý quản trị được đề xuất liên quan đến nguồn lực và chính sách nghiên cứu khoa học của Nhà trường, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên và tăng chất lượng giảng dạy, đào tạo của Nhà trường trong thời gian tới.</em></p> Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Phước Quý Quang, Trần Thúy Nghiệm, Võ Văn Sĩ và Nguyễn Hoàng Giang Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93254 Thu, 15 Feb 2024 00:00:00 +0700 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại công ty Mobifone khu vực 9 https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93257 <p><em>Nguồn nhân lực là tài sản quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Sự cạnh tranh gay gắt nhằm thu hút nhân lực trong lĩnh vực viễn thông đòi hỏi công ty Mobifone, khu vực 9 phải quan tâm đến các yếu tố nhằm gắn kết người lao động. Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động đối với công việc, đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến sự gắn kết của NLĐ và đề xuất hàm ý quản trị nhằm hoàn thiện và nâng cao sự gắn kết công việc của NLĐ đối với Mobifone, Khu vực 9. Nghiên cứu sử dụng thang đo Linkert với 6 nhân tố và 28 biến quan sát, được khảo sát trên 111 nhân viên tại công ty Mobifone khu vực 9. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích EFA để phân tích và nhóm các nhân tố phù hợp và phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 nhóm nhân tố gồm: (1) Lương thưởng và phúc lợi; (2) Điều kiện làm việc; (3) Phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Qua đó, một số hàm ý quản trị được đê xuất nhằm giúp nhà quản trị có giải pháp thích hợp để nâng cao sự gắn kết của người lao động, tăng hiệu quả làm việc tại công ty Mobifone khu vực 9. </em></p> Nguyễn Thị Thanh Trúc và Trần Anh Thư Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93257 Thu, 15 Feb 2024 00:00:00 +0700 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93261 <p><em>Hệ thống thông tin kế toán (AIS) góp phần quan trọng trong việc duy trì và tạo lập thông tin kế toán, là yếu tố quan trọng cho việc phân tích, đánh giá, lập kế hoạch và chẩn đoán tình hình tài chính của tổ chức. Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là cần thiết nhằm cải thiện công cụ kiểm soát, giảm rủi ro và đảm bảo tính tin cậy của thông tin kế toán. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 213 đối tượng là thành viên hội đồng quản trị, nhà quả lý và kế toán làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các phương pháp đánh giá được sử dụng trong nghiên cứu như thống kê mô tả, </em><em>kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá </em><em>(EFA) </em><em>và phân tích hồi quy </em><em>tuyến tính. </em><em>Kết quả nghiên cứu cho thấy</em><em> có bốn yếu tố </em><em>ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả của HTTTKT</em><em>, yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất là </em><em>&nbsp;</em><em>c</em><em>am kết của nhà quản lý</em><em>, tiếp theo là đ</em><em>ội ngũ kế toán</em><em>,</em> <em>k</em><em>iến thức kế toán của nhà quản lý</em><em> và cuối cùng là </em><em>&nbsp;</em><em>k</em><em>iểm soát HTTTKT</em><em>. </em><em>Dựa trên </em><em>kết quả phân tích</em><em>, </em><em>nghiên cứu</em><em> đưa ra</em> <em>một số </em><em>hàm ý quản trị</em><em> nhằm </em><em>nâng cao </em><em>hiệu quả của HTTTKT</em><em> tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.</em></p> Trương Thị Nhất Linh, Nguyễn Thiện Phong, Huỳnh Thị Cẩm Thơ, Đinh Công Hiển và Phan Ngọc Bảo Anh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93261 Thu, 15 Feb 2024 00:00:00 +0700 Những hạn chế của pháp luật về xác định công sức đóng góp trong khối tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn và một số đề xuất khắc phục https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93264 <p><em>Trong một vụ kiện ly hôn thì việc xảy ra các tranh chấp có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là điều khó tránh khỏi. Trong bối cảnh xã hội phổ biến hình thức gia đình mà chỉ một bên chồng (hoặc vợ) tham gia vào các hoạt động sản xuất, tạo lập kinh tế (tài sản) chung cho cả gia đình còn một bên vợ (hoặc chồng) đảm nhận nhiệm vụ công việc gia đình thì công sức đóng góp của người vợ (hoặc chồng) làm công việc này trong nhiều trường hợp chưa được giải quyết một cách thỏa đáng trong một vụ kiện ly hôn có phân chia tài sản chung. Vấn đề trên đã được điều chỉnh bởi pháp luật về hôn nhân gia đình của Việt Nam. Thế nhưng, còn quá nhiều những bất cập trong việc giải quyết vấn đề này. Dựa trên cơ sở phân tích, tổng hợp, đánh giá các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan, từ đó tác giả tìm hiểu những hạn chế của pháp luật về xác định công sức đóng góp của vợ chồng trong khối tài sản chung khi ly hôn cũng như đề xuất một số biện pháp khắc phục những hạn chế này.</em></p> Nguyễn Minh Nhật và Kim Hữu Tín Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93264 Thu, 15 Feb 2024 00:00:00 +0700 Pháp luật về bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài lao động tại Việt Nam https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93265 <p><em>Bảo hiểm xã hội là một trong những bộ phận chủ chốt đối với an sinh xã hội của một quốc gia. Không chỉ bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam mà còn hướng đến bảo vệ quyền lợi của người lao động nước ngoài đang lao động hợp pháp, nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển nền kinh tế đất nước. Nghiên cứu nhằm mục tiêu làm rõ các vấn đề lý luận và quy định pháp luật, đánh giá thực tiễn áp dụng, những bất cập của quy định pháp luật và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội áp dụng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Kết quả cho thấy có năm bất cập trong vấn đề bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài, từ đó tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội áp dụng đối với người lao động nước ngoài, cụ thể: giấy phép lao động, hợp đồng lao động, phạm vi tham gia bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản và chế độ hưu trí.</em></p> Trần Thị Hồng Loan, Mạc Thiện Kim Thi, Đinh Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Ngọc Bích và Nguyễn Thị Bảo Anh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93265 Thu, 15 Feb 2024 00:00:00 +0700 Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93266 <p><em>Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên (TNBTTHCNCTN) được áp dụng đối với chủ thể gây thiệt hại là người chưa thành niên và theo quy định có phát sinh trách nhiệm bồi thường. Thực tế, việc xác định chủ thể gây thiệt hại không quá khó khăn nhưng vấn đề xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường lại là vấn đề trở ngại khi Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 quy định còn nhiều điểm vướng mắc. Trong trường hợp người chưa thành niên (NCTN) dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà không còn cha, mẹ đồng thời họ cũng không có người giám hộ và cũng không có tài sản riêng thì việc bồi thường được xử lý như thế nào? Mặt khác, BLDS năm 2015 không đề cập đến trách nhiệm của trường học khi mà NCTN từ đủ 15 tuối đến dưới 18 tuổi gây thiệt hại khi đang học tập và chịu sự giám sát của nhà trường. Nếu trường học có lỗi trong thời gian giám sát, giáo dục NCTN mà gây thiệt hại thì BLDS năm 2015 lại không quy định trách nhiệm của họ. Vì vậy tiếp tục bổ sung một số thuật ngữ pháp lý, sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, nghiêm minh và công bằng của pháp luật liên quan đến TNBTTHCNCTN là rất cần thiết. Qua nghiên cứu, năm giải pháp được đề xuất sửa đổi bổ sung liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của NCTN để bảo đảm tính khả thi trong quy định pháp luật.</em></p> Nguyễn Thị Yến Linh và Nguyễn Hồng Chi Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93266 Thu, 15 Feb 2024 00:00:00 +0700 Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93267 <p><em>Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ phổ biến, trong đó phát sinh quan hệ thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tồn tại thực tế một cách hiển nhiên. Hiện nay có nhiều quan điểm cho rằng có sự nhập nhằng giữa quan hệ này và quan hệ bảo lãnh. Nếu pháp luật dân sự ghi nhận rõ ràng về thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba là phù hợp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vào trong quy định pháp luật chung về thế chấp. Tuy nhiên, các vấn đề về quyền được yêu cầu bên được thế chấp thanh toán lại khoản tiền tương ứng khi tài sản của bên thứ ba bị bên nhận thế chấp thanh lý; quyền được nhận thù lao khi hoàn thành công việc; mối quan hệ giữa bên được thế chấp và bên thế chấp chưa rõ ràng, cũng như quyền và nghĩa vụ của bên được thế chấp chưa được ghi nhận. Do đó, khi bên thứ ba tham gia vào giao dịch bảo đảm này, pháp luật chưa có đầy đủ cơ sở bảo vệ tốt cho họ. Vì vậy, việc tìm hiểu và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện về bảo đảm nghĩa vụ bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba để bảo vệ quyền lợi cho các bên (nhất là bên thứ ba) là cần thiết hiện nay.</em></p> Lâm Quốc Hội và Nguyễn Hồng Chi Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93267 Thu, 15 Feb 2024 00:00:00 +0700 Đa dạng di truyền giống hoàn ngọc (Pseuderanthemum sp.) ở Đồng bằng sông Cửu Long dựa vào hình thái, và dấu SNP https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93830 <p>Hoàn Ngọc là cây dược liệu quý chứa các chất b-sitosterol, triterpenoid saponin, 1- triacontanol, salicylic acid và các flavonoid acacetin, apigenin, kaempferol và hoạt tính kháng khuẩn cao trên vi khuẩn gram âm, gram dương và cả trên nấm mốc, nấm men và hỗ trợ trong điều trị một số bệnh viêm nhiễm, huyết áp, bệnh gan, thận, ung thư, tiêu chảy,… Nghiên cứu nhằm đánh giá các đặc tính nông học của 11 mẫu giống Hoàn Ngọc dựa vào hình thái và kết hợp phương pháp sinh học phân tử nhằm xác định mối quan hệ di truyền dựa vào trình tự vùng gen “rbcL”. Kết quả bước đầu đánh giá về sự đa dạng di truyền của 11 mẫu Hoàn Ngọc cho thấy có sự khác biệt nhau từ chiều dài thân, chiều rộng lá cho đến chiều dài rễ. Dựa vào kết quả phân tích từ cây phả hệ có thể xếp 11 mẫu Hoàn Ngọc vào hai nhóm chính. Nhóm I là các giống cây ở Bạc Liêu (Ho1), Sóc Trăng (Ho2) và Tiền Giang (Ho3); Kiên Giang (Ho4); Cà Mau (Ho5); Đồng Tháp (Ho6), An Giang (Ho7); Trà Vinh (Ho8); Khánh Hòa (Ho9). Nhóm II bao gồm 2 mẫu giống Cần Thơ (Ho10) và Hậu Giang (Ho11). Với kỹ thuật sinh học phân tử đã xác định được 11 giống Hoàn Ngọc đều thuộc loài Pseuderanthemum sp. Qua đó, có thể ứng dụng vào ngành sản xuất dược liệu được phong phú hơn.</p> Thiều Văn Đường, Phạm Thành Trọng và Trần Văn Bé Năm Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93830 Tue, 09 Apr 2024 00:00:00 +0700 Hàm lượng Polyphenol, Flavonoid toàn phần và một số hoạt tính sinh học của cao chiết từ Cải trời (Blumea lacera (Burm. f.) DC.) và cải đất (Rorippa indica (L.) Hiern.) https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93831 <p><em>Nghiên cứu nhằm đánh giá sự thay đổi về hàm lượng polyphenol, flavonoid toàn phần cùng với một vài hoạt tính sinh học (bắt gốc tự do DPPH và ức chế enzyme </em><em>α-glucosidase</em><em> hỗ trợ hạ đường huyết) dưới tác dụng của nhiệt qua quá trình phơi khô dược liệu. Đề tài được tiến hành trên các mẫu cao chiết ethanol 96% từ nguyên liệu tươi và khô của cải trời (Blumea lacera (Burm. f.) DC.) và cải đất (Rorippa indica (L.) Hiern.). Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình phơi khô dược liệu giúp tăng hàm lượng hoạt chất của cải trời và cải đất khoảng 2,1 lần. Các hoạt tính sinh học của cải trời thể hiện khả năng kháng oxy hóa và ức chế </em><em>α-glucosidase</em><em> cao hơn cải đất. Mẫu cải trời khô bắt gốc tự do DPPH tốt nhất (</em><em>IC<sub>50, DPPH</sub> = </em><em>76,51 </em><em>µg/mL),&nbsp; khi giữ nguyên độ tươi của mẫu thì giữ được khả năng ức chế </em><em>α-glucosidase</em><em> (</em><em>IC<sub>50, </sub></em><em><sub>α</sub></em><em><sub>-glucosidase </sub></em><em>= 18,23 </em><em>µg/mL). K</em><em>ết quả này cung cấp cơ sở về ảnh hưởng của quá trình phơi khô đến hàm lượng hoạt chất và hoạt tính sinh học ở cải trời và cải đất, và cơ sở cho việc lựa chọn dung môi chiết xuất tối hảo cho những nghiên cứu sau.</em> &nbsp;</p> Huỳnh Ngọc Trung Dung, Ngô Thúy Duy, Nguyễn Thị Mỹ Phương, Nguyễn Thị Cẩm Giang và Hà Đăng Huy Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93831 Tue, 09 Apr 2024 06:05:58 +0700 Tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93832 <p><em>Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát </em><em>tình hình sử dụng thuốc và tuân thủ điều trị đái tháo đường tuýp 2 tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu kèm dữ liệu tiến cứu được áp dụng trên 395 hồ sơ bệnh án và phiếu khảo sát tuân thủ điều trị thu thập trong 6 tháng cuối năm 2020. Kết quả nghiên cứu ghi nhận metformin được sử dụng nhiều nhất (85,8%) với liều 500 mg chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ sử dụng insulin là 6,8%, với liều dùng buổi sáng chiếm 22,2%. Phác đồ đơn trị liệu chiếm 34,9% và đa trị liệu chiếm 65,1%. Trong phác đồ đơn trị liệu, 20,8% là metformin; 9,6% là gliclazid và 4,6% chỉ định insulin. Trong phác đồ đa trị liệu, metformin + glimepirid chiếm 38,2%. Các biến cố bất lợi ghi nhận là mệt mỏi (31,9%), chướng bụng và đầy hơi (20,8%), nôn và buồn nôn (14,7%), không xuất hiện tương tác thuốc nghiêm trọng. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc tốt là 14,4% và 53,9% có mức độ tuân thủ trung bình. Yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị là hoàn cảnh sống và trình độ học vấn (p &lt; 0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy cần tăng cường hoạt động tư vấn nhằm nâng cao kiến thức của bệnh nhân về bệnh lý và cách điều trị, góp phần cải thiện sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.</em></p> Nguyễn Văn Em và Nguyễn Thị Thu Hương Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93832 Tue, 09 Apr 2024 06:08:52 +0700 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh nhân tăng huyết áp tại Trung tâm y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93833 <p><em>Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm y tế Huyện Giồng Riềng, Tỉnh Kiên Giang. </em><em>N</em><em>ghiên cứu mô tả cắt ngang, </em><em>hồi cứu với cỡ mẫu là 210 mẫu.</em> <em>Kết quả ghi nhận </em><em>c</em><em>ác thuốc điều trị tăng huyết áp gồ</em><em>m n</em><em>hóm ức chế men chuyển 70,0%, nhóm chẹn calci 34,9%, nhóm ức chế thụ thể 6,2%, nhóm lợi tiểu 14,3%, nhóm chẹn beta 27,7%, nhóm kết hợp 5,3%, nhóm chẹn alpha 11,9%.</em> <em>Tác dụng không mong muốn được ghi nhận là tăng acid uric máu 3,3%, đau đầu 15,2%, ho khan 4,8%. </em><em>Có 11 kiểu tương tác thuốc ghi nhận 47 trường hợp. </em><em>Trong đó, có một tương tác chống chỉ định khi phối hợp </em><em>k</em><em>ali với </em><em>s</em><em>pironolacton 0,5%.</em> <em>Phối hợp hai thuốc là chiến lược phổ biến nhất trong đa trị liệu.</em> <em>Tác dụng không mong muốn và tương tác thuốc được ghi nhận, cần lưu ý trong quản lý liệu pháp.</em></p> Đào Ngọc Sử, Phan Hùng Duy Hậu, Nguyễn Ngọc Thanh, Hà Minh Hiển và Đỗ Văn Mãi Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93833 Tue, 09 Apr 2024 06:11:47 +0700 Ảnh hưởng của bột bắp bổ sung đến sự tăng trưởng và chất lượng thịt của lươn đồng (Monopterus albus Zuiew, 1793). https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93834 <p><em>Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của tỷ lệ bột bắp khác nhau lên tăng trưởng, hàm lượng carotenoid và protein trong thịt của Lươn đồng (Monopterus albus). </em><em>Nghiên cứu được thực hiện tại trại sản xuất giống </em><em>thủy sản </em><em>phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.</em><em> Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với ba nghiệm thức: lươn được cho ăn thức ăn công nghiệp 41% protein có bổ sung bột bắp với các tỷ khác nhau 0%, 6% và 12%. Lươn</em><em> giống nhân tạo</em><em> được nuôi trong hệ thống bể tuần hoàn với mật độ 200 con/m<sup>2</sup> trong thời gian 8 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống của Lươn ở các nghiệm thức đều đạt cao và </em><em>không </em><em>khác biệt có ý nghĩa </em><em>thống kê</em><em>. Bổ sung 6,0% bột bắp giúp tăng trưởng khối lượng tuyệt đối theo ngày của Lươn nuôi đạt cao nhất (1,038 g/ngày), tăng </em><em>hàm lượng p</em><em>rotein 73,0 %/VCK trong thịt của Lươn nuôi so với Lươn tự nhiên chỉ đạt 69,1 %/VCK và hàm lượng carotenoid trong thịt Lươn ở nghiệm thức này tương đương với hàm lượng carotenoid trong thịt của Lươn tự nhiên</em><em>.</em></p> Trần Ngọc Tuyền, Nguyễn Lê Hoàng Yến, Phạm Thị Mỹ Xuân và Phan Văn Lê Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93834 Tue, 09 Apr 2024 06:14:19 +0700 Xây dựng quy trình chế biến nước ép hỗn hợp thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrhizus) và chanh dây (Passiflora edulis). https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93835 <p><em>Quy trình chế biến nước ép hỗn hợp thanh long ruột đỏ và chanh dây được nghiên cứu nhằm tạo ra sản phẩm mới có giá trị dinh dưỡng cao, có hương vị đặc trưng tận dụng được hai loại nguyên liệu này. Thí nghiệm được tiến hành khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ Pectinex</em> <em>Ultra SP-L</em><em> (0,1; 0,2 và 0,3%) và thời gian ủ (90, 120 và 150 phút) đến hiệu suất thu hồi dịch quả thanh long ruột đỏ; ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn dịch quả thanh long và chanh dây (3:1, 4:1, 5:1) đến chất lượng sản phẩm; ảnh hưởng của tỷ lệ đường (15, 18 và 21%) và acid ascorbic (0,05; 0,1 và 0,15%) bổ sung đến chất lượng của sản phẩm; ảnh hưởng của nhiệt độ (75, 80 và 85°C) và thời gian thanh trùng (5, 10 và 15 phút) đến chất lượng lượng của sản phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy thanh long ruột đỏ được xử lý với 0,2% Pectinex</em> <em>Ultra SP-L</em><em> trong 120 phút cho hiệu suất thu hồi dịch quả cao nhất (91,23%). Sản phẩm đạt giá trị cảm quan tốt nhất khi phối trộn dịch quả thanh long và chanh dây với tỷ lệ 4:1, bổ sung đường với tỷ lệ 18%, ascorbic acid 0,1%. Sản phẩm đạt chất lượng vi sinh và giữ được hàm lượng betacyanin cao nhất khi thanh trùng ở nhiệt độ 80°C trong thời gian 10 phút. Kết quả nghiên cứu góp phần đa dạng hóa sản phẩm nước ép trên thị trường và giải quyết đầu ra cho thanh long ruột đỏ và chanh dây.</em></p> Lê Trí Ân, Lê Thị Kiều Tiên, Trần Thị Thanh Vân và Lê Vũ Lan Phương Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế https://vjol.info.vn/index.php/tcdaihoctaydo/article/view/93835 Tue, 09 Apr 2024 06:16:58 +0700