Khảo sát thành phần hoá học cao ethyl acetat cây gừng gió (Zingiber zerumbet (L.) Sm.)

  • Ngô Trọng Nghĩa
  • Nguyễn Tấn Phát
  • Phùng Văn Trung
  • Nguyễn Ngọc Hạnh

Tóm tắt

Gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm, với công năng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết, nên trị được chứng trúng gió, chóng mặt, nôn nao, ngất xỉu, đặc biệt có khả năng tẩy độc, bồi dưỡng sau sinh, kích thích tiêu hoá, ăn ngon, ngủ tốt, khiến da dẻ trở nên hồng hào. Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cây gừng gió ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong bài báo này, các tác giả trình bày việc cô lập và nhận danh cấu trúc các hợp chất flavonoid từ dịch chiết ethyl acetat của thân rễ cây gừng gió mọc tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Thân rễ gừng gió còn tươi (3,4 kg) được chiết kiệt bằng phương pháp đun hoàn lưu nóng với ethanol 96%Sau khi thu hồi dung môi, được cao ethanol (120 g), cao này được chiết lỏng-lỏng lần lượt với n-hexan, ethyl acetat và butanol thu được các cao tương ứng là  ZZH (7 g), ZZE (11 g) và  ZZB (70 g). Tiến hành sắc ký cột thu các hợp chất. Phương pháp xác định cấu trúc: Xác định điểm nóng chảy; Phổ cộng hưởng từ hạt nhân: 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, HSQC, HMBC;  Sắc ký lớp mỏng (TLC).

Kết quả: Từ thân rễ cây gừng gió 08 tháng tuổi trồng tại An Giang, đã phân lập và nhận danh cấu trúc ba hợp chất là: kaempferol-3-O-methylether (1), kaempferol-3,4'-O-dimethylether (2) và kaempferol-3-O-(4-O-acetyl-a-L-rhamno pyranosid) (3).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2013-12-27
Chuyên mục
BÀI BÁO