Khảo sát thành phần hoá học cây ráy gai (Lasia spinosa L.)

  • Nguyễn Minh Đương
  • Nguyễn Tấn Phát
  • Phùng Văn Trung
  • Nguyễn Ngọc Hạnh

Tóm tắt

Cây ráy gai (Lasia spinosa L.) còn được gọi là mớp gai, sơn thục gai, thuộc họ ráy (Araceae). Theo kinh nghiệm dân gian và y học cổ truyền ráy gai là nguồn dược liệu quan trọng dùng để chữa ho, đau họng, phù thũng suy gan, di chứng do sốt rét. Hiện nayđã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cây ráy gai ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong bài báo này, tác giả trình bày việc phân lập và xác định cấu trúc của các chất từ cao ethyl acetat và cao butanol của cây ráy gai.

Phương pháp nghiên cứu:

Nguyên liệu: Thân lá cây ráy gai khô (1,5 kg) được chiết kiệt bằng phương pháp chiết siêu âm với ethanol 96% ở 60oCSau khi thu hồi dung môi, được cao ethanol. Cao này được chiết lỏng-lỏng lần lượt với n-hexan, ethyl acetat và butanol thu được các cao tương ứng. Từ các cao này, tiến hành sắc ký cột trung áp với hệ dung môi có độ phân cực tăng dần n-hexan, ethyl acetat và methanol ..thu được hợp chất (1)(5mg) và 2(27mg) từ cao chiết bằng dung môi ethylacetat, hợp chất 3 (30 mg) từ cao chiết bằng butanol. Hợp chất thu được xác định điểm nóng chảy, các phổ cộng hưởng từ hạt nhân: 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, COSY, HSQC, HMBC...

Kết luận: Từ phần trên mặt đất của cây ráy gai được 3 năm tuổi trồng tại An Giang, các tác giả đã phân lập và nhận danh cấu trúc ba hợp chất là: 3-O-[β-D-glucopyranosyl]-stigmasta-5,25(27)-dien (1), vitexin (2) vitexin-2″-O-β-D-glucopyranosid (3). Trong đó (1) là chất lần đầu tiên được tìm thấy trong cây ráy gai so với những nghiên cứu trước đây.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2013-12-30
Chuyên mục
BÀI BÁO