Pha chế thử nghiệm dung dịch khử trùng dụng cụ ngoại khoa và dụng cụ nội soi sử dụng tại bệnh viện

  • Trần Hữu Tâm
  • Tôn Thất Quỳnh Trung
  • Tôn Nữ Quỳnh Như
  • Pham Thanh Phong

Tóm tắt

Nhu cầu về các sản phẩm tiệt trùng của ngành y tế là một nhu cầu cấp thiết. Trên thị trường, các sản phẩm tiệt trùng chủ yếu có nguồn gốc ngoại nhập chỉ ghi tên hoạt chất sát khuẩn chính, không ghi nồng độ cụ thể cũng như các thành phần có tác dụng phụ trợ, chống ăn mòn, mặt khác các sản phẩm này có giá thành tương đối cao. Nhóm tác giả đã nghiên cứu thành công dung dịch tiệt trùng tay nhanh và dung dịch tiệt trùng dụng cụ nội soi sử dụng trong bệnh viện, với nhiều ưu điểm về mặt tiệt trùng, ứng dụng và hiệu quả kinh tế .

        Phương pháp nghiên cứu:

         Nghiên cứu bào chế, thử tác dụng kháng khuẩn, khảo sát thời gian tiếp xúc, khảo sát tính kích ứng của dung dịch từ đó tìm ra công thức tối ưu cho sản phẩm dung dịch khử nhiễm dụng cụ ngoại khoa và nội soi. Thử nghiệm sàng lọc nồng độ của chất diệt khuẩn didecyl dimethyl ammonium chlorid, thời gian tiếp xúc đối với khả năng tiệt khuẩn của dung dịch trên vi khuẩn E. coli. Thử nghiệm mở rộng trên nhiều chủng vi khuẩn. Đánh giá tính an toàn của sản phẩm sau khi pha chế trên người sử dụng.

Kết quả: Sản phẩm nghiên cứu đạt yêu cầu về mặt quy trình, kỹ thuật bào chế, ổn định trong quy mô phòng thí nghiệm. Khả năng tiệt trùng, khử nhiễm của dung dịch mạnh (diệt 100% vi khuẩn) trên E. coli, B. subtilis, P. aeruginosa, S. aureus, Mycobacterium BCG, Samonella, Shigella trong thời gian tiếp xúc 20 phút, ở nồng độ 10% với tỷ lệ pha loãng tối ưu là 0,5%. Đã được thử nghiệm và kết luận an toàn cho người sử dụng trong phạm vi phòng thí nghiệm. Đề nghị: Sản xuất thử nghiệm ở quy mô lớn hơn, tiến hành các thử nghiệm để đánh giá độ ổn định, từ đó kết luận hạn dùng của sản phẩm. Nghiên cứu thêm các sản phẩm tiệt trùng khác sử dụng trong bệnh viện. Tiếp tục thử nghiệm thêm khả năng kháng nấm.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2013-12-30
Chuyên mục
BÀI BÁO