Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính ức chế enzym tyrosinase của cây mần tưới (Eupatorium fortunei Turcz.)

  • Nguyễn Tường Vy
  • Nguyễn Hoài Nam
  • Nguyễn Tiến Đạt

Tóm tắt

Cây mần tưới (tên khác là: trạch lan, lan thảo, hương thảo, co phất phử (Thái), tên nước ngoài: Eupatorie (Pháp)) có tên khoa học là Eupatorium fortunei Turcz.  (tên đồng nghĩa là Eupatorium staechadosmum Hance - mần tưới trắng) thuộc họ Cúc (Asteraceae) là một loại thảo dược phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, được trồng ở Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào. Mần tưới có vị đắng, mùi thơm, tính hơi ấm, có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, lợi tiểu, sát trùng... được dùng chữa bế kinh, kinh nguyệt không đều, phụ nữ sau khi sinh đau bụng do ứ huyết, phù thũng, choáng váng hoa mắt, chấn thương, mụn nhọt, lở ngứa ngoài da. Ngoài ra dân gian còn dùng mần tưới để diệt chấy, rận rệp, xua đuổi các loại bọ chó, bọ mạt, dĩn.

Nghiên cứu thành phần hóa học của cây mần tưới bước đầu đã phân lập được hai hợp chất: acid o-coumaric (1) và patriscabratin (2). Hợp chất (1) ức chế hoạt tính tyrosinase với giá trị IC50 là 2,8 mM. Bài báo này mô tả quy trình phân lập và xác định cấu trúc hóa học cũng như hoạt tính sinh học của các chất tách được.

Nguyên liệu: Phần trên mặt đất của cây mần tưới được thu hái tại tỉnh Hoà Bình vào tháng 6 năm 2010.

Phương pháp nghiên cứu: Phân lập các chất trong cây mần tưới. Xác định cấu trúc hoá học các hợp chất phân lập được. Đánh giá hoạt tính ức chế enzym tyrosinase

Kết quả: Từ dịch chiết n-hexan cây mần tưới, hai hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc là acid o-coumaric (1) và patriscabratin (2). Hợp chất acid o-coumaric (1) thể hiện tác dụng ức chế hoạt tính tyrosinase với giá trị IC50 là 2,8 mM.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-01-09
Chuyên mục
BÀI BÁO