Nghiên cứu khả năng kháng vi sinh vật của các chủng vi khuẩn cộng sinh với tuyến trùng kí sinh gây bệnh côn trùng Steinernema sp. TĐ3 phân lập từ Tam Đảo, Vĩnh Phúc

  • Hoàng Thị Bích
  • Nguyễn Thị Phương
  • Phạm Ngọc Tuyên
  • Lê Thị Mai Linh
  • Phan Kế Long

Tóm tắt

Các vi khuẩn cộng sinh với tuyến trùng kí sinh gây bệnh với côn trùng đang là đối tượng nghiên cứu mới của các nhà khoa học về khả năng sinh chất kháng khuẩn, kháng nấm khi chúng có khả năng ngăn chặn các vi sinh vật khác xâm nhập vào xác chết côn trùng vật chủ nhằm bảo vệ nguồn thức ăn cho tuyến trùng. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu phân lập các vi khuẩn cộng sinh (VKCS) tuyến trùng  Steinernema sp. TĐ3 từ Tam Đảo, Vĩnh Phúc với mong muốn tìm kiếm những chủng vi khuẩn có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm hoạt phổ rộng và hiệu lực cao phục vụ trong Y, Dược và Nông nghiệp.

Phương pháp (PP) nghiên cứu:

-         PP xâm nhiễm tuyến trùng vào ấu trùng BSL: gây nhiễm 50-60 tuyến trùng/ấu trùng, để trong tối ở 25-280C; sau 24 h, 48 h, thu những ấu trùng đã chết.

-         PP phân lập vi khuẩn cộng sinh: Lấy vi khuẩn cộng sinh từ huyết tương của ấu trùng bướm sáp lớn chết rồi nuôi cấy tạo khuẩn lạc.

-         PP thử sơ bộ hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định (VSVKĐ).

-         Thử hoạt tính kháng VSVKĐ bằng PP đục lỗ thạch.

-         PP tách chiết hoạt chất kháng VSVKĐ: Tiến hành thu nhận cặn chiết từ dịch lên men của các chủng VKCS, sau đó xác định hoạt tính kháng VSVKĐ của cặn chiết ethylacetat theo PP pha loãng liên tục.

      Kết quả:

Từ mẫu tuyến trùng Steinernema sp. TĐ3 từ Tam Đảo, Vĩnh Phúc, nhóm nghiên cứu đã phân lập được các chủng VKCS có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm mạnh (14/20 chủng phân lập được có khả năng kháng từ 1 đến 8 loại VSVKĐ). Đã thử hoạt tính kháng vi sinh vật của các chủng VKCS và tìm được chủng X18 có khả năng kháng mạnh với 5/8 loại VSVKĐ với nồng độ ức chế tối thiểu MIC ≤ 100 μg/ml.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-01-23
Chuyên mục
BÀI BÁO