Nghiên cứu các yếu tố về cơ sở vật chất và nhân lực của các nhà thuốc quận Ba Đình thành phố Hà Nội

  • Nguyễn Văn Yên
  • Nguyễn Thị Minh Hương

Abstract

Để có những nhận định, đánh giá chính xác hiệu quả và tiến trình thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc" một chủ trương lớn của Bộ Y tế, chúng tôi công bố nghiên cứu (NC) về việc cung ứng thuốc tại cộng đồng của các nhà thuốc thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội năm 2007, năm bắt đầu chuẩn bị triển khai quyết định 11/2007/QĐ-BYT để sau đó sẽ có các nghiên cứu tiếp theo về hiệu quả việc triển khai "Thực hành tốt nhà thuốc" trên địa bàn Hà Nội.

Đối tượng nghiên cứu gồm có: Các nhà thuốc tại quận Ba Đình thành phố Hà Nội và tài liệu lưu trữ tương ứng tại Phòng Y tế quận Ba Đình và Sở Y tế Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu:

-         Mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng.

-         Hồi cứu số liệu lưu trữ tương ứng về Quản lý Hành nghề Y dược tư nhân (QLHN) tại Phòng Y tế quận Ba Đình và Sở Y tế Hà Nội.

Kết quả:

-         Việc duy trì các tiêu chí về cơ sở vật chất nhà thuốc sau khi thẩm định cấp phép có xu hướng giảm dần, đặc biệt tiêu chí "có bàn tư vấn" giảm một cách rõ rệt chỉ còn 6,2% nhà thuốc duy trì

-         Việc giám sát, theo dõi điều kiện vi khí hậu tại nhà thuốc không được thực hiện với 8,2% nhà thuốc đảm bảo; 91,8% nhà thuốc không duy trì hoặc ghi chép hình thức, nhiều nhà thuốc chưa bảo quản thuốc theo đúng quy định về "độ ẩm, nhiệt độ và thuốc tránh ánh sáng".

-         Các tiêu chí về hướng dẫn sử dụng cho người bệnh, có túi đựng thuốc không được duy trì ở nhiều nhà thuốc

-         Có khoảng 40% dược sỹ phụ trách chuyên môn đồng thời là chủ nhà thuốc hoặc có đầu tư cho nhà thuốc; còn khoảng 60% dược sỹ phụ trách chuyên môn chỉ hợp tác thuần túy về chuyên môn mà có thể không bỏ vốn đầu tư.

-         Có một tỷ lệ đáng kể dược sỹ phụ trách chuyên môn không có mặt tại thời điểm nghiên cứu, tuy nhiên họ có mặt sau 10 đến 20 phút khi được yêu cầu

điểm /   đánh giá
Published
2014-01-24
Section
ARTILES