Nghiên cứu tác dụng chống oxy của chế phẩm chiết từ cây trám hồng trên mô hình gây tổn thương gan chuột nhắt trắng bằng paracetamol

  • Hoàng Thị Lề
  • Nguyễn Trọng Thông
  • Phạm Thị Vân Anh
  • Hoàng Anh Dũng
  • Nguyễn Duy Thuần

Tóm tắt

Trám hồng là cây gỗ cao tới 25 m, mọc rải rác trong rừng, ven sườn núi đá vôi, có nhiều ở vùng Hà Giang, Yên Bái. Đồng bào dân tộc Tày ở Yên Bái có kinh nghiêm sử dụng dược liệu này đun lấy nước uống hàng ngày để thanh nhiệt, giải độc, bảo vệ gan.

Mẫu nghiên cứu: Vỏ thân cây, lá của cây trám hồng - Canarium bengalense (Roxb.), Burseraceae. Mẫu thu hái vào tháng 8 năm 2009 tại bản Mường, xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (mẫu có đủ hoa, quả đã được thẩm định tên khoa học và lưu tại Khoa Tài nguyên - Viện Dược liệu)

Chế phẩm thử gồm cao lỏng chiết bằng nước (chiết 3 lần, cô đặc) của vỏ thân và lá. Mỗi mẫu thử 2 liều (vỏ thân liều 5 g/kg ; l0 g/kg và lá liều 5 g/kg và 10 g/kg). Quy trình chiết xuất được thực hiện tại Khoa Hóa thực vật, Viện Dược liệu.

Kết quả:

+ Trên mô hình gây tổn thương gan bằng paracetamol, cao lỏng trám hồng vỏ và lá ở cả 2 liều có tác dụng bảo vệ gan thông qua làm hạn chế tăng trọng lượng gan tương đối và hoạt độ ALT, AST; hạn chế được một  phần  tổn thương trên giải phẫu vi thể gan.

+ Cao lỏng trám hồng vỏ không có tác dụng chống oxy hoḠdo không có tác dụng làm giảm nồng độ của MDA dịch đồng thể gan.

+ Cao lỏng trám hồng lá có tác dụng chống oxy hoá do có tác dụng làm giảm nồng độ của MDA dịch đồng thể gan.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-01-24
Chuyên mục
BÀI BÁO