Tổng quan về công nghiệp dược Việt Nam:cơ hội, thách thức và chiến lược phát triển giai đoạn năm 2011-2020, tầm nhìn năm 2030 (tiếp theo)

  • Cao Minh Quang

Tóm tắt

Chất lượng thuốc sản xuất trong nước ngày một nâng cao do việc áp dụng đồng bộ các nguyên tắc tiêu chuẩn GPs cũng như triển khai GMP cho toàn bộ các doanh nghiệp sản xuất thuốc. Tuy nhiên công nghiệp hoá dược còn yếu, chậm phát triển nên phần lớn nguyên liệu cho ngành dược vẫn phải nhập khẩu.Trong 180 doanh nghiệp sản xuất thuốc ở Việt Nam có khoảng 80 doanh nghiệp đăng ký sản xuất thuốc đông dược, thuốc từ dược liệu, ngoài ra có hơn 200 cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu là hộ cá thể. Nhìn chung sự phát triển chưa  tương xứng với tiềm năng hiện có.

Về lĩnh vực sản xuất vaccin, sinh phẩm y tế có 4 trong số 5 doanh nghiệp tham gia sản xuất đạt GMP. Doanh số nhập khẩu năm 2010 là 59 triệu USD. Công nghệ sản xuất bao bì dược phẩm chưa có quy hoạch mang tính tự phát, nên chủ yếu vẫn là nhập khẩu.

Kết luận: Thị trường dược phẩm Việt Nam có tiềm năng lớn, liên tục tăng trưởng trong 10 năm gần đây đáp ứng ngày càng cao nhu cầu. Thuốc cho phòng và chữa bệnh của nhân dân. Thuốc sản xuất trong nước ngày càng khẳng định chất lượng và hiệu quả điều trị. Một số vấn đề tồn tại khó khăn trong phát triển công nghiệp Dược Việt Nam: Thuốc chuyên khoa đặc trị chủ yếu phải nhập. Doanh nghiệp phát triển thiếu định hướng, sản xuất vaccin còn hạn chế. Công nghiệp Hoá dược còn yếu, sản xuất dược liệu đa số là cá thể chưa được đầu tư đúng mức, kinh doanh dược liệu là tự phát gây ảnh hưởng đến chất lượng  và hiệu quả điều trị của thuốc. Công tác nghiên cứu khoa học còn mỏng, hiện mới có 2 trung tâm thử tương đương sinh học tại 2 Viện Kiểm nghiệm, năng lực còn thấp. Nguồn nhân lực Dược còn hạn chế chưa đủ sức cạnh tranh khi gia nhập thị trường kinh tế thế giới.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-01-24
Chuyên mục
BÀI BÁO