Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị viêm gan mạn tính của chè tan Anganic theo y học cổ truyền

  • Nguyễn Xuân Khu

Tóm tắt

Tại Sơn La, cây nhó đông (Morinda sp., Rubiaceae) là một cây thuốc được sử dụng điều trị viêm gan mãn tính (VGMT) có hiệu quả tốt và được bào chế thành chè tan Anganic. Đề tài được tiến hành với mục tiêu: "Đánh giá đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị viêm gan mạn tính của chè tan Anganic theo y học cổ truyền".

Đối tượng nghiên cứu:

+ Chè tan Anganic được bào chế từ cây nhó đông đạt tiêu chuẩn cơ sở (1 gói 15 g tương đương 5 g cao khô nhó đông).

+ 55 bệnh nhân được chẩn đoán là VGMT đến khám và điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Sơn La trong 2 năm 2007 và 2008.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, so sánh trước và sau điều trị.

- Xác định các triệu chứng lâm sàng: mệt  mỏi, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, đại tiện nát, đại tiện táo, vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, đau hạ sườn phải, ngứa...

- Xét nghiệm cận lâm sàng: Nồng độ AST, ALT trong huyết thanh; Định lượng bilirubin toàn phần; Tỷ lệ prothrombin; Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên HBsAg, HBeAg, Anti- HBe...

- Tiêu chuẩn chẩn đoán theo y học cổ truyền: quy nạp các hội chứng bệnh theo Bát cương và phân loại làm 3 thể.

Kết luận:

- Trong viêm gan mạn tính, thể khí trệ huyết ứ có triệu chứng lâm sàng nặng hơn và hoạt độ enzym ALT tăng cao hơn so với các thể can nhiệt tỳ thấp và can uất tỳ hư.

- Chè tan Anganic có tác dụng điều trị viêm gan mạn tính. Hiệu quả điều trị tốt và khá ở các thể can nhiệt tỳ thấp (100,0%) và can uất tỳ hư (93,9%) cao hơn so với thể khí trệ huyết ứ (60%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-01-25
Chuyên mục
BÀI BÁO